Lập di chúc mới có phải phải hủy di chúc cũ không?

by Lê Quỳnh

Di chúc có thể được thay đổi nhiều lần cho đến khi người lập di chúc cảm thẩy ưng ý. Bởi, có rất nhiều lý do dẫn đến việc phân chia tài sản không hợp lý dẫn đến việc người lập di chúc phải viết di chúc mới để chia lại di sản là điều không thể tránh khỏi. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích để trả lời cho câu hỏi: “lập di chúc mới có phải phải hủy di chúc cũ không?“. Mời quý độc giả theo dõi để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.
  • Luật Công chứng 2014.

Hủy bỏ di chúc trong những trường hợp nào?

Tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng rằng: “Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Đồng thời theo quy định tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 cũng ghi rõ về việc hủy bỏ di chúc như sau:

– Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

– Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Từ những quy định đã nêu trên ta có thể suy ra những trường hợp hủy bỏ di chúc như sau:

– Với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

– Các di chúc bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

– Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Lập di chúc mới có phải phải hủy di chúc cũ không?

Lập di chúc mới có phải phải hủy di chúc cũ không?

Lập di chúc mới có phải phải hủy di chúc cũ không?

Việc lập di chúc phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người để lại di sản thừa kế. Do vậy, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế cũng như phân định cụ thể các phần di sản cho từng người thừa kế… (theo Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực pháp lý, người lập di chúc cần phải lưu ý đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự bao gồm những tiêu chí như: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập. Đồng thời, người lập di chúc cũng không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Nội dung và hình thức không được trái pháp luật, còn nội dung thì phải không được trái đạo đức xã hội…

Theo Điều 640 Bộ luật Dân sự, sau khi lập di chúc, người để lại di sản hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập trước đó. Theo đó tại khoản 3 Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 đã khẳng định rằng:

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.

Có thể thấy, chỉ có quy định về việc lập di chúc mới thì di chúc cũ bị huỷ bỏ mà không có quy định yêu cầu người lập di chúc có phải bắt buộc thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập hay không.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nói rõ:

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Như vậy ta đi đến kết luận: Khi lập di chúc mới thì chỉ có di chúc mới có hiệu lực, các di chúc cũ được lập trước đó sẽ đương nhiên không còn hiệu lực pháp lý nữa. Và người lập di chúc cũng không buộc phải thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc.

Thủ tục hủy bỏ di chúc đã được công chứng được thực hiện theo trình tự như thế nào?

Tại Điều 56 Luật Công chứng 2014 có quy định về công chứng di chúc như sau:

Công chứng di chúc

1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Theo đó, trong trường hợp người lập di chúc muốn hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có quyền yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc hủy bỏ đó.

Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc hủy bỏ di chúc đó.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề lập di chúc mới có phải phải hủy di chúc cũ không? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488