Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Thực trạng đầu tư nước ngoài, hiện nay số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng. Với nhiều chính sách thuế ưu đãi, doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam bằng các hình thức khác nhau.Để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này Luật Đại Nam có bài viết hướng dẫn về Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Đầu tư năm 2020.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và phân loại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập các tổ chức kinh tế, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Theo Luật Đầu tư năm 2014, có bốn hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BPP và Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

Với hình thức này, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ:

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế nhưng trừ các trường hợp:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển dổi sở hữu theo hình thức khác theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà nước  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động:

Về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của Công ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

Đây là hình thức đầu tư góp vốn, mua cố phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế nhưng phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ cũng như hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động nêu trên.

Theo đó, với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp  vào tổ chức kinh tế dưới các hình thức sau:

Các hình thức góp vốn:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.

Ngoài ra, tổ chức nước ngoài còn có thể góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác. Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp: Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức sau:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
  • Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP:

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở  nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công.

Theo đó, có 7 loại hợp đồng theo hình thức đối tác công tư, bao gồm hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT), Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh ( BOO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BTL) và Hợp đồng Kinh doanh –Quản lý (O&M).

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước hoặc giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận , phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Các bên tham gia hợp đồng BCC tự thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiêmh vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên tự thỏa thuận.

Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới, theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên không bị ràng buộc về mặt tổ chức mà bị ràng buộc theo hợp đồng các bên ký kết.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

bạn có thể tải về và tham khảo nội dung của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tại đây: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488