Mất tờ rời bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

by Nguyễn Thị Giang

Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh của nhà nước hỗ trợ cho người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp mình làm việc. Để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người lao động cần có sổ bảo hiểm xã hội và đầy đủ các loại tờ rời thể hiện thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội qua các năm của người lao động. Tuy nhiên vì một lý do nào đó người lao động đã làm mất tờ rời bảo hiểm xã hội thì phải làm như thế nào? Có được hưởng bảo hiểm xã hội nữa hay không? Qua  bài viết sau đây Luật Đại Nam xin giới thiệu cho bạn đọc về nội dung: Mất tờ rời bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Mất tờ rời bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Mất tờ rời bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Nghị Quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

Hiểu như thế nào là tờ rời bảo hiểm xã hội?

Tờ rời bảo hiểm xã hội là: các trang của bảo hiểm xã hội có ghi quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động qua các thời gian, hàng tháng, hàng năm, hàng quý,… Tờ rời bảo hiểm xã hội được cấp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, có thể thấy tờ rời bảo hiểm xã hội là giấy tờ quan trọng trong việc xác định đầy đủ quá trình tham gia đóng BHXH của người lao động. Do đó, nếu thiếu tờ rời này người lao động sẽ không đủ điều kiện cần thiết để hưởng một số chế độ như BHXH 1 lần hoặc trợ cấp thất nghiệp… theo quy định.

Tờ rời bảo hiểm xã hội để làm gì?

Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ in tờ rời sổ bảo hiểm xã hội khi phát sinh trường hợp:- Xác nhận sổ BHXH cho người lao động khi dừng đóng bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
– Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm người tham gia bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.
– Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.

– Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội).
Ngoài ra, sẽ in bìa sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người tham gia giải quyết bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Mất tờ rời bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Người lao động thường bối rối khi làm mất sổ bảo hiểm xã hội, hoặc mất tờ rời bảo hiểm xã hội và lo lắng không biết phải làm sao. Căn cứ tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội:

2. Cấp lại sổ BHXH

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng

Trong trường hợp của bạn, bạn bị mất các tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội, thuộc các trường hợp được cấp lại nên bạn sẽ được cấp lại các tờ rời này.

Thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội khi bị mất

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 27, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam hướng dẫn cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH thì trường hợp mất tờ rời bảo hiểm xã hội người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động
  • Tờ khai theo mẫu TK1 – TS
  • Ngoài ra bạn cần mang theo bìa sổ bảo hiểm xã hội đã cấp
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Về tờ khai TK1-TS, bạn có thể tự tải mẫu trên internet để điền sẵn hoặc khi lên cơ quan bảo hiểm xã hội thì khi bạn có yêu cầu xin cấp lại tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội thì bộ phận một cử sẽ phát cho bạn mẫu này để điền thông tin.

Theo Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì thời hạn cấp tờ rời sổ bảo hiểm xã hội

2. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Chi phí xin cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội

Khi tiến thực hiện thủ tục xin cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ không phải nộp bất kỳ một khoản chi phí nào đối với thủ tục hành chính này. Các khoản phí này sẽ được trích từ quỹ của bảo hiểm xã hội để bảo đảm thực hiện các trình tự thủ tục theo luật định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mất tờ rời bảo hiểm xã hội thì phải làm sao? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. 

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488