Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện ý chí của một bên (cụ thể là bên bị vi phạm, bị thiệt hại trong khi thực hiện hợp đồng dịch vụ) để gửi đến bên còn lại. Vậy, mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ có nội dung cụ thể như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ là gì?
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ được biết đến là loại văn kiện được sử dụng để thể hiện ý chí đơn phương của bên bị vi phạm hợp đồng. Bên bị vi phạm hợp đồng thông qua mẫu biên bản này đưa ra thông báo cho bên còn lại của hợp đồng là bên vi phạm về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa hai bên. Chủ thể là bên vi phạm hợp đồng dịch vụ cũng sẽ có thể nêu ra quan điểm xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng nếu như các bên trước đó đã có thỏa thuận với nhau hoặc có cơ sở pháp lý rõ ràng. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn và được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Trong thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ, chủ thể là bên yêu cầu chất dứt hợp đồng sẽ có thể nêu quan điểm xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng nếu như các bên có thỏa thuận hoặc có cơ sở pháp lý rõ ràng với nhau.
Thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ cũng sẽ cần được đảm bảo về mặt pháp lý, có nghĩa là thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ phải có tính hợp pháp trước pháp luật. Khi hai bên có mâu thuẫn và một bên bị xâm phạm quyền lợi, bên bị vi phạm sẽ có trách nhiệm cần thông báo chấm dứt hợp đồng trên cơ sở, quy định của hợp đồng đối với những trường hợp được phép thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ cũng sẽ cần phải được dựa trên quy định pháp luật để có thể thực hiện nếu hai bên không có thỏa thuận trước trong hợp đồng.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
Hiện nay, pháp luật chưa có một mẫu văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ nào cụ thể.
Chính vì vậy, việc lập mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ này phụ thuộc vào mỗi bên trong hợp đồng.
Tuy nhiên, trong mẫu thông báo cần có các nội dung cơ bản sau:
- Quốc hiệu, Tiêu ngữ
- Tên cơ quan ban hành văn bản (bên bị vi phạm)
- Tên văn bản chấm dứt hợp đồng dịch vụ số bao nhiêu?
- Gửi đến đâu?
- Các căn cứ pháp lý ở đâu? Có thể là theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật
- Hợp đồng dịch vụ sẽ chấm dứt từ thời điểm nào?
- Lý do chấm dứt (đưa ra cơ sở cụ thể)
- Các phương án xử lý hậu quả, yêu cầu mức bồi thường thiệt hại (nếu có)
- Chữ ký, đóng dấu xác nhận của bên thông báo
Ngoài ra về mặc hình thức, mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ hay bất kỳ văn bản nào cũng dựa vào Thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ dùng khi nào?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chung như sau về chấm dứt hợp đồng:
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Đồng thời tại Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể hơn về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ như sau:
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, việc đơn phương chấm dứt bất kỳ hợp đồng nào, bên đơn phương chấm dứt cũng phải thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng đến các bên còn lại.
Cụ thể trong trường hợp này là thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
Mẫu thông báo này được sử dụng khi một bên giao kết trong hợp đồng dịch vụ muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Cụ thể là trong các trường hợp sau:
- Thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt theo thỏa thuận trong hợp đồng của các bên.
Trong khi giao kết hợp đồng dịch vụ, các bên có thể quy định thêm về các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên, các điều khoản này phải không trái với quy định pháp luật.
Vậy thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ bảo vệ phải gửi cho bên còn lại thời gian tối thiểu là trước 30 ngày.
- Việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ.
Hai bên giao kết hợp đồng dịch vụ trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
A cung cấp dịch vụ cho B, B trả tiền cho A.
Tuy nhiên, nếu việc sử dụng dịch vụ không còn mang lại lợi ích cho B nữa thì việc chấm dứt hợp đồng là đương nhiên.
Trường hợp này, B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ nhưng phải có mẫu văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ gửi đến A trước một khoảng thời gian hợp lí.
- Bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ.
Trong hợp đồng dịch vụ, hai bên sẽ thỏa thuận rõ quyền và nghĩa vụ các bên.
Một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ gây nên thiệt hại cho bên còn lại thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
- Một số trường hợp khác pháp luật quy định riêng đối với từng dịch vụ.
Ví dụ tại Điều 30 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 quy định:
1. Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:
a) Thanh toán tiền thuê nhà, công trình xây dựng chậm 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự chấp thuận của bên cho thuê;
b) Sử dụng nhà, công trình xây dựng không đúng mục đích thuê;
c) Cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà, công trình xây dựng thuê;
d) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, đổi hoặc cho thuê lại nhà, công trình xây dựng đang thuê mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
Bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sửa chữa nhà, công trình xây dựng khi nhà, công trình xây dựng không bảo đảm an toàn để sử dụng hoặc gây thiệt hại cho bên thuê;
b) Tăng giá thuê nhà, công trình xây dựng bất hợp lý;
c) Quyền sử dụng nhà, công trình xây dựng bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng phải báo cho bên kia biết trước 01 tháng nếu không có thỏa thuận khác.
Như vậy, tùy từng hợp đồng dịch vụ mà pháp luật còn có các quy định riêng về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh