Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không ĐKKH ở Hà Nội

by Trần Giang

Hiện nay có rất nhiều trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không đăng ký kết hôn. Vậy những trường hợp trên có hậu quả như thế nào theo quy định của pháp luật? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông tin về nội dung Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không ĐKKH ở Hà Nội.

nam-nu-chung-song-voi-nhau-nhu-vo-chong-khong-DKKH-o-Ha-Noi

Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không ĐKKH ở Hà Nội

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Chung sống như vợ chồng có trái pháp luật?

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không có bất kỳ quy định nào nghiêm cấm nam, nữ chung sống như vợ chồng.

Trường hợp thứ nhấtNam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không ĐKKH không được pháp luật công nhận nhưng không bị coi là phạm pháp

Khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Như vậy, việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng và không bị coi là phạm pháp. Theo đó, căn cứ Điều 14, Điều 15, Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , khi các cặp đôi này xảy ra mâu thuẫn hay tranh chấp về tài sản – hợp đồng – nghĩa vụ, Bộ luật dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan sẽ được áp dụng để giải quyết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận riêng và không trái quy định pháp luật.

Riêng vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Trường hợp thứ hai: Nam nữ sống chung như vợ chồng mà không ĐKKH được pháp luật công nhận

Đây là trường hợp đặc biệt mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 công nhận giá trị pháp lý đối với việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn căn cứ vào thời điểm chung sống như vợ chồng. Cụ thể, Khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định như sau:

“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đinh 1986 có hiệu lực) mà chưa có đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung”. Như vậy, trường hợp này, pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, đối với những cặp đôi chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 cần lưu ý: Nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm. Sau ngày 01/01/2003, nếu không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng. Sau ngày 01/01/2003 mới đăng ký kết hôn, quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.

Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 đến nay mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Trường hợp thứ baNam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không ĐKKH bị coi là phạm pháp

Điểm c và điểm d khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi sau:

“c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Theo đó, việc Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;

Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng là vi phạm quy định cấm của pháp luật.

Hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không ĐKKH ở Hà Nội

Điều 14, 15, 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

  • Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
  • Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

 Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như sau:

  •  Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định tại Mục I chương V Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
  •  Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không ĐKKH ở Hà Nội. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc cần câu trả lời, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488