Nghỉ ngang có lấy được tiền bảo hiểm xã hội không?

by Nguyễn Thị Giang

Nhiều người lao động vì nhiều lý do mà không thể đáp ứng được điều kiện thông báo đủ 30 hoặc 45 ngày trước khi nghỉ việc được nên đã tự ý nghỉ việc không tuân thủ quy định báo trước những trường hợp này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật. Thắc mắc chung của những người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đó là nghỉ ngang có lấy được bảo hiểm xã hội không? Để mọi người có thể hiểu rõ hơn Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp Nghỉ ngang có lấy được tiền bảo hiểm xã hội không? như sau:

Nghỉ ngang có lấy được tiền bảo hiểm xã hội không?

Nghỉ ngang có lấy được tiền bảo hiểm xã hội không?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Nghị Quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

Nghỉ ngang được hiểu như thế nào?

Nghỉ ngang là cách chỉ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật.

Cụ thể một vài trường hợp nghỉ ngang như:

  • Nghỉ không báo trước theo quy định đã ký kết trong hợp đồng lao động;
  • Bất mãn với sếp tự ý nghỉ việc;
  • Nghỉ đột xuất do tìm được việc làm mới tốt hơn;
  • Nghỉ do chuyển nơi sinh sống không báo trước;

Căn cứ theo Điều 34, Bộ luật lao động 2019, người lao động nghỉ việc phải đảm bảo chấm dứt hợp đồng lao động thuộc 13 trường hợp được quy định tại Điều 34 thì mới được coi là chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật.

Nghỉ ngang có lấy được tiền bảo hiểm xã hội không?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật là người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo với người sử dụng lao động trước 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn hoặc 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

Trong trường hợp này, người lao động nghỉ ngang sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định của pháp luật bằng nửa tháng tiền lương và những ngày nghỉ không báo trước.

Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc là Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn không đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Trường hợp người lao động dưới đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì nghỉ ngang vẫn được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần.

Nếu bạn nghỉ ngang mà không thuộc các trường hợp đặc biệt như ra nước ngoài định cư, mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thể tự mình thực hiện những hoạt động sinh hoạt hằng ngày cần người giúp đỡ… thì bắt buộc bạn phải đợi sau một năm từ khi nghỉ việc.

Trong thời gian đó bạn không tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện ở bất kì nơi nào khác thì bạn sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ ngang

Như đã nêu ở trên, việc nghỉ ngang không ảnh hưởng đến điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Nếu bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, dù có nghỉ ngang bạn vẫn thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm như thông thường.

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (theo mẫu 14-HSB);
  • Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc;
  • Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân);
  • Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3;
  • Một số giấy tờ khác tùy theo từng trường hợp hưởng.

Sau đó bạn phải nộp những hồ sơ trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú/đăng ký tạm trú lâu dài).

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ của bạn, trong khoảng thời gian không quá 6 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền bảo hiểm.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nghỉ ngang có lấy được tiền bảo hiểm xã hội không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488