Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không

by Trần Giang

Theo quy định hiện hành của Luật BHXH, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng. Trong thời gian này, người lao động không đóng BHXH tại doanh nghiệp nên nhiều người vẫn còn vướng mắc về vấn đề đóng BHYT. Vậy trong thời gian nghỉ thai sản có được hưởng BHYT không? Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc các thông tin trên qua bài viết: Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không?

Nghi-thai-san-co-phai-dong-bao-hiem-y-te-khong.jpg

Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Bảo hiểm y tế của lao động nữ nghỉ thai sản do ai đóng?

Tại Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.

2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

4. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật này.

Như vậy, theo quy định trên khi đang hưởng chế độ thai sản do sinh con thì quỹ bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế. Trong thời gian này bạn không cần phải đóng bảo hiểm y tế và bạn vẫn có thể sử dụng bảo hiểm y tế bình thường.

Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không?

Căn cứ theo Điều 42, Quyết định 595/QĐ-2017:

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Như vậy, theo quy định trên, trong khoảng thời gian nghỉ thai sản, người lao động sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm như BHXH bắt buộc nhưng vẫn được tính là đang tham gia BHXH, đồng thời sẽ được cơ quan BHYT đóng BHYT cho người lao động.

Vì vẫn được đóng BHYT trong khoảng thời gian nghỉ thai sản nên lao động nữ vẫn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi BHYT khi đi khám, chữa bệnh. Mặc dù được cơ quan BHXH đóng BHYT nhưng thẻ BHYT của người lao động nghỉ thai sản vẫn sử dụng bình thường, không cần đổi lại mẫu khác.

 Mức đóng Bảo hiểm y tế khi nghỉ thai sản

Mức đóng BHYT được quy định tại luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung năm 2014:

“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”

Như vậy, theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế, thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn đóng BHYT, do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng và mức đóng tối đa hàng tháng bằng 6% tiền lương tháng của người lao động tính tại thời điểm trước khi người lao động nghỉ thai sản.

Nghỉ việc trước khi sinh có được hưởng BHYT trong thời gian thai sản không?

Theo Khoản 2, Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Nghỉ việc trong trường hợp thông thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Nghỉ làm do sức khỏe của thai yếu, có chỉ định của bác sĩ và đáp ứng điều kiện:
  • Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người lao động khi nghỉ thai sản sẽ thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo nhóm do cơ quan BHXH đóng. Nội dung này được cụ thể tại Khoản 5, Điều 2, Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 7, trong vòng 06 tháng hưởng chế độ thai sản, mỗi tháng cơ quan BHXH sẽ đóng cho lao động nữ 4,5% tiền lương tháng tham gia BHXH của người lao động tính tại thời điểm trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, mặc dù đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con nhưng nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, người lao động vẫn sẽ được hưởng các quyền lợi về BHYT.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488