Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Lao động 2019
Tranh chấp lao động là gì?
Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động
Việc tranh chấp lao động xảy ra do 3 nguyên nhân chính như sau:
- Sự thiếu sót trong tuân thủ pháp luật;
- Khi quyền và lợi ích về vật chất bị ảnh hưởng;
- Mối quan hệ cá nhân giữa các bên không còn tốt đẹp.
Trong số những nguyên nhân này, vấn đề quan hệ cá nhân chiếm hơn 85% trong các tranh chấp lao động. Việc một trong hai bên thừa nhận và công khai xin lỗi bên còn lại rất khó vì lý do hiểu biết về pháp luật và lòng tự trọng cũng như vị thế cá nhân.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của quan hệ lao động, tranh chấp về quyền lợi giữa các bên là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong môi trường kinh tế thị trường. Do đó, việc giải quyết tranh chấp lao động một cách hiệu quả là cần thiết để duy trì hài hòa quan hệ lao động và bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh và nền kinh tế.
Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Theo Điều 180 Bộ luật Lao động 2019, giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc công bằng, công khai, khách quan, kịp này, tuân theo đúng pháp luật;
- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp;
- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự nguyện thỏa thuận của các bên tranh chấp;
- Bên trung gian tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp theo yêu cầu phải được sự đồng ý từ tất cả các bên tham gia tranh chấp.
Người lao động và người sử dụng lao động dù có xảy ra tranh chấp nhưng cuối cùng vẫn phải hòa giải để tiếp tục hợp tác để làm việc. Do đó mục đích cốt lõi của việc giải quyết tranh chấp lao động là giải tỏa những bất đồng trong quan hệ lao động, bảo đảm được quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của mỗi bên tranh chấp, từ đó hướng tới việc xây dựng quan hệ lo động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp lao động ở của Luật Đại Nam
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
- Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp;
- Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp;
- Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
- Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
- Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động;
- Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án;
- Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào ?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền như thế nào ?