Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

by Hồ Hoa

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Lao động 2019

Tranh chấp lao động là gì?

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019:

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật lao động 2019:

– Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

– Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

– Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

– Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

– Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

– Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp lao động ở của Luật Đại Nam

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp;
  • Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488