Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản hay nguồn vốn

Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản hay nguồn vốn

by Lê Vi

Nhãn hiệu hàng hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh… Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa xác định rõ ràng nhãn hiệu hàng hoá bản chất là tài sản hay là nguồn vốn. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản hay nguồn vốn

Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản hay nguồn vốn

Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản hay nguồn vốn

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019, nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cả các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tổ đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Cụ thể của các loại nhãn hiệu sau đây:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân nó thể để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam

Bên cạnh đó theo Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân, chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân, đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Nhãn hiệu hàng hoá là gì?

  • Nhãn hiệu sản phẩm hay nhãn hiệu hàng hóa: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, logo. Hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện sản xuất. Và đây là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
  • Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm. Để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.
  • Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện sản phẩm dịch vụ. Mục đích nhằm để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản hay nguồn vốn

Khác với những loại tài sản thông thường, nhãn hiệu hàng hóa là một tài sản đặc biệt tài sản vô hình, mà giá trị vật chất và tinh thần của nó không dễ dàng xác định được.

Theo GS.TS Ngô Huy Cương (2006) cho rằng: “ tài sản là một phạm trù động mà phạm vi của nó có thể thay đổi bằng các giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội nhất định”. Trong khoa học pháp lý hiện đại, những đối tượng đó tuy xuất hiện với dạng hình thức mới nhưng bản chất lại là quyền tài sản hay nói cách khác, chúng là tài sản vô hình. Về cơ bản, tài sản vô hình là tài sản không có đặc tính vật lý, có thể chuyển giao, khai thác giá trị sử dụng và chị giá được bằng tiền. Tài sản vô hình bao gồm quyền đối vật, quyền đối nhân và quyền sử hữu trí tuệ.

Theo đó, nhãn hiệu hàng hóa là một nhánh thuộc khái niệm tài sản nên cũng có trung tính chất như vậy, cũng sẽ xuất hiện nhiều dạng hình thức nhãn hiệu hàng hóa Mới hình thành trong tương lai.

Những yêu cầu cơ bản đối với nhãn hiệu hàng hoá

Mẫu nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành viên trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
  • Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì im mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp mặt hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
  • Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc kỳ mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng trắng đen.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản hay nguồn vốn do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488