Phân biệt chuyển giao quyền đòi nợ và bán quyền đòi nợ

by Lê Quỳnh

Đòi nợ là hành động yêu cầu người có nghĩa vụ tài sản trả tiền cho mình khi họ đã cam kết hoặc ký kết vào hợp đồng vay tiền trước đó. Vậy chuyển giao quyền đòi nợ là gì? Bán quyền đòi nợ là gì? Hai thuật ngữ này có gì khác nhau? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết phân biệt chuyển giao quyền đòi nợ và bán quyền đòi nợ sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền đòi nợ là gì?

Quyền đòi nợ là một trong các loại quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng: quyền đòi nợ là quyền yêu cầu trả nợ và được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao yêu cầu. Không chỉ vậy, quyền đòi nợ còn được đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sư khác trong hệ thống các văn bản pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Phân biệt chuyển giao quyền đòi nợ và bán quyền đòi nợ

Phân biệt chuyển giao quyền đòi nợ và bán quyền đòi nợ

Chuyển giao quyền đòi nợ là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền đòi nợ là một quyền về tài sản, theo đó bên có quyền đòi nợ có thể yêu cầu bên mắc nợ phải trả nợ hoặc có quyền yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên mắc nợ phải trả nợ, đây là một quyền yêu cầu hợp pháp.

Quyền đòi nợ đồng thời cũng là một quyền yêu cầu do vậy nó được phép chuyển giao theo quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, khi đó bên nhận thế quyền sẽ là bên có quyền đòi nợ đối với bên có nghĩa vụ trả nợ.

Như vậy, chuyển giao quyền đòi nợ được hiểu là một trong các hình thức của chuyển giao quyền yêu cầu và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Bán quyền đòi nợ là gì?

Tại Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về mua bán quyền tài sản như sau:

1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Như vậy, có thể hiểu rằng: bán quyền đòi nợ là một trong những hình thức của mua bán quyền tài sản. Khi bán quyền đòi nợ thì không những bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua thì phải trả tiền cho bên bán. Mà đồng thời bên bán còn phải cam kết về khả năng thanh toán của người mắc nợ đồng thời phải chịu liên đới trách nhiệm thanh toán nếu như người mắc nợ không trả.

Phân biệt chuyển giao quyền đòi nợ và bán quyền đòi nợ

Để quý bạn đọc có góc nhìn tổng quan hơn, cũng như phân biệt được chuyển giao quyền đòi nợ và bán quyền đòi nợ Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích qua các tiêu chí của bảng sau đây.

CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐÒI NỢ BÁN QUYỀN ĐÒI NỢ
– Là một hình thức của chuyển giao quyền yêu cầu. – Là một hình thức của mua bán quyền tài sản.
– Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

+ Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

– Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

– Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán. Đồng thời, bên bán cũng phải cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
– Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.

– Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

 

 

– Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

 

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề phân biệt chuyển giao quyền đòi nợ và bán quyền đòi nợ do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488