Phụ lục hợp đồng đi kèm theo hợp đồng được ký kết trong một số trường hợp cụ thể. Khái niệm này không mới lạ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất. Giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng như thế nào, trường hợp nào cần ký phụ lục và hợp đồng có bắt buộc phải đi kèm phụ lục hợp đồng không? Các quy định của pháp luật về phụ lục hợp đồng sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Phụ lục hợp đồng là gì?
Căn cứ theo Điều 22, Bộ Luật Lao động năm 2019, phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực tương đương như hợp đồng lao động.
Mặt khác, theo Điều 403, Bộ Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng dân dự có thể có phụ lục đi kèm nhằm mục đích quy định một số nội dung chi tiết cho các điều khoản của hợp đồng.
Như vậy, theo các quy định trên, có thể hiểu phụ lục hợp đồng là văn bản được ban hành kèm theo hợp đồng, không thể tách rời hợp đồng và được sử dụng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng.
Phân loại phụ lục hợp đồng
Cũng theo Điều 403, Bộ Luật Dân sự:
“Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.”
Đồng thời, tại Điều 22, Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”
Theo các quy định về phụ lục hợp đồng nêu trên, có 2 trường hợp ký phụ lục hợp đồng:
-
Phụ lục hợp đồng quy định chi tiết: Một số hợp đồng chỉ nêu ngắn gọn các điều khoản nên thường phải kèm theo phụ lục để giải thích, quy định chi tiết các điều khoản của hợp đồng. Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng.
-
Phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung: Trường hợp sau khi ký kết hợp đồng, hai bên muốn sửa đổi, thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng thì có thể ký phụ lục hợp đồng.
Một số quy định quan trọng về phụ lục hợp đồng
Để nắm rõ những quy định pháp luật về phụ lục hợp đồng, các bên tham gia ký kết cần lưu ý một số vấn đề sau.
Hiệu lực của phụ lục hợp đồng
Căn cứ theo Điều 403, Bộ Luật dân sự năm 2015, phụ lục hợp đồng được quy định có hiệu lực tương đương với hợp đồng. Vì phụ lục hợp đồng được ban hành kèm theo hợp đồng, vì vậy hiệu lực của phụ lục hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.
Nội dung của phụ lục hợp đồng
Cũng theo Điều 403, Bộ Luật Dân sự:
“Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”
Vì phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng nên nếu nội dung của phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì phụ lục hợp đồng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần thì phụ lục hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu trong hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng được ký tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ theo Điều 33, Bộ Luật Lao động năm 2019:
“Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”
Mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày…… tháng …… năm ……
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: ………………../PLHĐLĐ
Hôm nay, tại………………………………………………………………………………….
Chúng tôi gồm có:…………………………………………………………………………
BÊN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A):
Công ty:…………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..
Điện thoại:…………………………….. Fax:…………………………………………………
Mã số thuế:……………………………………………………………………………………….
Số tài khoản: ………………………………………………………………………………….
Đại diện bởi Ông (bà):……………… Chức vụ:…………………………………………
Quốc tịch:……………………………………………………………………………………….
Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………………………………………………………………..
Cấp ngày:……………………………. Nơi cấp: ……………………………………………..
BÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B):
Ông (bà): ………………………………… Quốc tịch: ……………………………………..
Ngày sinh: ……………………………. Giới tính: ………………………………………..
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………………………………………………………………
Cấp ngày:…………………….. Nơi cấp: ………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………
Số sổ lao động (nếu có): …………………………. Tại: ……………………………………
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày…….tháng……..năm……. và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:
1. Nội dung thay đổi:
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Thời gian thực hiện:
………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Phụ lục này là bộ phận không tách rời của Hợp đồng lao động số….…….. ngày…… tháng…… năm……., được làm thành ….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động./.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các quy định chung của pháp luật và áp dụng vào thực tế nội dung của các điều khoản trong nhiều loại hợp đồng khác nhau của khách hàng
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan, tìm hiểu các thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong những trường hơp cụ thể theo yêu cầu của khách hàng. Từ đó đưa ra những ý kiến tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng, đảm bảo và cân bằng được lợi ích tối đa cho cả 2 bên
- Thẩm định, kiểm tra các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của khách hàng với đối tác theo yêu cầu của khách hàng dựa trên quy định của pháp luật
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp hoặc các vấn đề phát sinh khác của hợp đồng theo quy định của pháp luật và dựa trên yêu cầu của khách hàng
- Tư vấn toàn diện các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng của khách hàng
- Tham gia đàm phán hợp đồng cùng các bên
- Tư vấn và tham gia các giai đoạn đàm phần, thương thảo hợp đồng để thực hiện ký kết hợp đồng cùng khách hàng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phụ lục hợp đồng là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM