Quy định pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện

by Lê Quỳnh

Để một tổ chức phát triển vững mạnh và bền lâu thì việc có một cơ cấu tổ chức thông minh là điều không thể thiếu. Trong phạm vi bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích và làm rõ về vấn đề quy định pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diệnQua đó bổ sung cho quý độc giả những kiến thức pháp lý có liên quan.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Hiểu như thế nào về cơ cấu tổ chức?

Cơ cấu tổ chức là một thuật ngữ chỉ hệ thống các mối quan hệ tuy độc lập nhưng lại luôn phụ thuộc lẫn nhau trong một tổ chức nhất định. Cơ cấu tổ chức chính là việc phân công rõ ràng trách nhiệm và nội dung công việc thuộc về ai, cá nhân nào?

Để tìm ra cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp của mình, chủ sở hữu cần lưu ý một số các yêu cầu sau:

– Cơ cấu tổ chức phải phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh .

– Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo sự phân quyền rõ ràng, cụ thể và chính xác.

– Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận.

– Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính cân đối và hiệu quả .

– Cơ cấu tổ chức phải quản ký và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.

Quy định pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện

Quy định pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện

Quy định pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện

Để hiểu về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện thì trước tiên ta cần hiểu về những vấn đề có liên quan đến văn phòng đại diện.

Về chức năng của văn phòng đại diện

Chức năng của văn phòng đại diện khá đơn giản là:

– Giữ vai trò là văn phòng liên lạc giữa công ty với khách hàng;

– Thực hiện tìm hiểu thị trường kinh doanh, hỗ trợ cho công ty đánh giá thị trường, xúc tiến hoạt động kinh doanh

Về vốn điều lệ của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ đồng thời không có tư cách pháp nhân nên khi tiến hành thành lập pháp luật sẽ không yêu cầu đăng ký mức vốn điều lệ công ty. Bởi, công ty mẹ là chủ thể sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của văn phòng, do vậy, mọi chi phí hoạt động hoàn toàn sẽ đều do công ty mẹ chi trả cho văn phòng. Thuế môn bài cho văn phòng sẽ được nộp hàng năm và sẽ do công ty mẹ nộp trên cơ sở đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ.

Trụ sở của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

– Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

– Đồng thời văn phòng đại diện không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.

Về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện

Do chức năng hoạt động của văn phòng đại diện là tương đối đơn giản. Vì thế, cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện cũng sẽ đơn giản với chức danh của người đứng đâu là: Trưởng văn phòng đại diện.

Theo quy định của pháp luật, văn phòng đại diện sẽ được phép thay mặt công ty ký kết hợp đồng để phục vụ cho hoạt động của văn phòng như thuê nhà; mua sắm trang thiết bị, kts kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại văn phòng…vv. Cơ cấu tổ chức của văn phòng sẽ do công ty mẹ quyết định, hoạt động theo sự cho phép của công ty mẹ.

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Chế độ báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện phải có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.

– Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện sẽ chỉ đơn giản là có người đứng đầu văn phòng đại diện cùng các chức vụ khác có chức năng giúp đỡ và giải quyết công việc của văn phòng đại diện.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề quy định pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488