Hôn nhân cận huyết với xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí cả khu vực đô thị. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, hôn nhân cận huyết thống không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quy định về kết hôn cận huyết
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Luật Hộ tịch năm 2014.
Kết hôn cận huyết là gì?
Hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau:
- Đời thứ nhất là cha mẹ;
- Đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
- Đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.
Hôn nhân cận huyết thống không phải là hiện tượng quá xa lạ, đặc biệt thường xuất hiện nhiều hơn ở những cộng đồng thiểu số vùng núi rừng, do trình độ nhận thức chưa cao và lối sống khép kín, lạc hậu.
Hầu hết các tỉnh miền núi đều có tình trạng kết hôn cận huyết xảy ra với tỷ lệ khá cao.
Vì sao pháp luật cấm kết hôn cận huyết theo quy định mới?
Theo các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại liên tục được đưa ra, thì kết hôn với người có máu trực hệ hay phạm vi 3 đời sẽ gây ra nhiều tác hại, dễ đẻ con bị mắc các chứng bệnh rất nguy hiểm, được thể hiện ở các khía cạnh sinh sản, sinh trưởng phát triển cụ thể như: Dị dạng về mặt cấu trúc cơ thể, não bộ; giảm, mất khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh đối với con chung; giảm tốc độ sinh trưởng; là lý do gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh, tư duy; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống.
Thực tế y học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ có điều kiện kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền như đao, bại não, mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia (Thal).
Nguyên nhân gây những bệnh này là do những người trong cùng dòng họ có khả năng mang gen bệnh cao hơn bình thường mà bản thân họ không biết mình mang gen bệnh nên kết hôn cận huyết thống sẽ xảy ra hiện tượng kết hợp các gen mang bệnh của bố mẹ và gây bệnh cho con.
Biện pháp ngăn chặn hôn nhân cận huyết
Để hạn chế tình trạng kết hôn cận huyết và những hậu quả mà nó để lại, mỗi cá nhân và toàn xã hội cần có biện pháp, kế hoạch cụ thể.
Thứ nhất, tuyên truyền trực tiếp cho già làng, trưởng bản và hộ gia đình biết sự nguy hại của quan hệ cận huyết.
Dị tật, bệnh tật, chết trẻ, chết non phát sinh từ hôn nhân cận huyết chứ không phải do ma quỷ gì bắt.
Tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình hiện hành là một chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi kết hôn cận huyết cần thời gian lâu dài, tế nhị vì đụng chạm đến truyền thông của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường hệ thống điện – đường – trường – trạm để tăng sự giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc, định hướng lối sống mở, môi trường mở để tăng cường giao lưu, gặp gỡ giữa các khu vực, vùng miền, nâng cao dân trí, nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường, nâng cao trình độ học vấn và sự giao tiếp giữa thanh niên nam nữ ngoài họ tộc, ngoài buôn làng.
Thứ ba, phục hồi các phiên chợ phiên là nơi nam, nữ tập trung mua bán, giao lưu tình cảm và đi đến tình cảm hôn nhân.
Tăng cường hỗ trợ các hoạt động văn hóa dân tộc để tạo điều kiện người dân tộc có dịp mở rộng giao lưu các tộc cộng đồng khác.
Bên cạnh đó, nhà nước và địa phương cần siết chặt các biện pháp quản lý, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm để hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.
Kết hôn cận huyết trong phạm vi 3 đời bị xử lý như thế nào?
Hủy kết hôn trái pháp luật: Hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó; cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Xử phạt hành chính
Theo khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
Như vậy với hành vi kết hôn giữa những có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 20 triệu đồng.
Xử phạt hình sự
Bộ luật hình sự không quy định về tội kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời . Tuy nhiên; khi xác định kết hôn với nhau; để duy trì hạnh phúc gia đình; không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó; có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ; là anh chị em cùng cha mẹ; anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về kết hôn cận huyết. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thủ tục xin trích lục kết hôn mới nhất năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao trích lục kết hôn để làm gì?