Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng năm 2023 như thế nào?

by Hồ Hoa

Khi bạn muốn quảng cáo một sản phẩm chức năng nào đó ví dụ như thuốc uống tăng cân/giảm cân, thuốc uống trắng da…nhưng bạn không biết cách thức quảng cáo như thế nào để đúng với quy định của pháp luật. Nhận thấy điều đó, Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng năm 2023 như thế nào? ” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng năm 2023 như thế nào?

Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng năm 2023 như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Luật Khám chữa bệnh 2009;
  • Luật Quảng cáo 2012;
  • Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo;

Khái niệm quảng cáo

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo là việc cá nhân hay tổ chức sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Thực phẩm chức năng là gì?

Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Ngoài ra, theo điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BYT thì thực phẩm chức năng thuộc nhóm thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Y tế.

Để quảng cáo thực phẩm chức năng cần đáp ứng điều kiện gì? 

Theo quy định của pháp luật về quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:

Một là: Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Hai là: Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Ba là: Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định và có các nội dung gồm: Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có); Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Bốn là: Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Năm là: Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt trong đó có quảng cáo thực phẩm chức năng chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

Các loại thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo như sau:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Như vậy, khi bạn quảng cáo các loại thực phẩm thuộc quy định trên thì phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo.

Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:
Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Dịch vụ tư vấn Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng năm 2023 của Luật Đại Nam

  • Tư vấn điều kiện đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng;
  • Nhận và giao lại cho khách hàng giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng do cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp phép.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng năm 2023 như thế nào?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng năm 2023 như thế nào?” trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488