Quy định về vốn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Quy định về vốn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

by Lê Vi

Vốn điều lệ là thông tin được công khai đối với mỗi hộ kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người không biết căn cứ vào đâu để thông báo số vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quy định về vốn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Quy định về vốn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Quy định về vốn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Luật Doanh nghiệp 2020

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Thứ nhất, hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thành lập nên.

Thứ hai, hộ kinh doanh cá thể có quy mô kinh doanh nhỏ, hoạt động duy nhất tại một địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể sử dụng không quá 10 lao động.

Thứ ba, hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm vô nhiệm trong hoạt động kinh. Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản cá nhân của chủ hộ kinh doanh để trả nợ..

Thứ tư, hộ kinh doanh cá thể có quyền tiến hành các ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo rằng họ hài lòng trong suốt quá trình kinh doanh.

Thứ năm, Hộ kinh doanh cá thể cũng không có con dấu,không có tư cách pháp nhân

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể

Khi tiến hành thành lập hộ kinh doanh cá thể thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điều 80, nghị định 01/2021/NĐ – CP về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, chủ hộ kinh doanh cá thể hay chính là người  thành lập hộ kinh doanh cá thể phải  là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình.

Thứ hai, khi kinh doanh hộ kinh doanh phải đảm bảo kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn, tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu để tạo dựng cơ sở vật chất cho hộ kinh doanh hoạt động.

Thứ tư, Hộ kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể Tên hộ kinh doanh phải bao gồm 2 yếu tố: loại hình  hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh.

Quy định về vốn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Theo đó, hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Theo Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:

  • Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau.
  • Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn, chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.

Những lưu ý khi góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể

Khi quyết định góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về thủ tục góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh

Theo khoản 1, Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thì các đối tượng được thành lập hộ kinh doanh bao gồm: Cá nhân và Gia đình. Nói một cách dễ hiểu rằng trong trường hợp hai hoặc nhiều người đóng góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh thì phải là thành viên của cùng một hộ gia đình.

Tuy nhiên, chiếu theo quy định tại khoản 2, Điều 87 của Nghị định số. 01/2021 /NĐ-CP, thì trong đơn đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập lại không yêu cầu tài liệu để chứng minh rằng các thành viên có mối quan hệ gia đình.Vì vậy nhiều cá nhân không ở trong cùng một gia đình cũng có thể góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh dưới hình thức một hộ gia đình

Thứ hai, về vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại  khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:

  “Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký làm doanh nghiệp gia đình, một thành viên được ủy quyền làm đại diện doanh nghiệp. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ gia đình là chủ hộ kinh doanh.”

Theo quy định trên, có thể hiểu khi có nhiều người đóng góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh thì vẫn  chỉ có một người là chủ sở hữu của hộ kinh doanh mà thôi. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh này được liệt kê trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.Về mặt pháp lý, người này là đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh trong quan hệ pháp lý, những người còn lại vẫn có thể quản lý và kiểm soát việc kinh doanh với nhau, tiến hành các hoạt động kinh doanh hộ gia đình theo thỏa thuận .

Thứ ba, về vấn đề chia sẻ lợi nhuận khi góp vốn để thành lập một hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh cá thể không phải là một tổ chức kinh tế như một doanh nghiệp và không công nhận tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn đó.

Việc góp vốn và chia sẻ lợi nhuận hoàn toàn được các thành viên đồng ý và những thỏa thuận về vốn góp nên được thể hiện dưới dạng văn bản để tránh tranh chấp.

Các thành viên góp vốn nên lập một tài liệu cho thấy mức độ góp vốn của các cá nhân và cách chia lợi nhuận thật chi tiết, rõ ràng và minh bạch theo quy định của pháp luật, có thể là chi theo tỷ lệ góp vốn hoặc là chia đều.

Ngoài ra, khi góp vốn vào hộ kinh doanh cá thể các cá nhân cần phải đồng ý rõ ràng trong tài liệu rằng nghĩa vụ phải chịu là từ khi các thành viên đóng góp vốn hoặc từ khi hộ kinh doanh được thành lập để tránh tương lai xảy ra những tranh chấp, có thể thỏa thuận tương tự như các quy định về góp vốn của các công ty cổ phần.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về vốn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể.Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488