Quy trình bồi thường đất khi bị lấn chiếm

Quy trình bồi thường đất khi bị lấn chiếm

by Đàm Như

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều trường hợp lấn chiếm đất xảy ra gây ra những mâu thuẫn giữa người dân. Việc lấn chiếm đất đai được hiểu như thế nào? Bồi thường đất khi bị lấn chiếm được quy định như thế nào? Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề điều kiện, quy trình bồi thường đất khi bị lấn chiếm để bạn tham khảo

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Căn cứ vào Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về khái niệm hành vi lấn, chiếm đất đai như sau:

Quy trình bồi thường đất khi bị lấn chiếm

Quy trình bồi thường đất khi bị lấn chiếm

Hành vi lấn đất được hiểu là:

“1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.”

Hành vi chiếm đất được hiểu là:

“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, pháp luật có những khái niệm cụ thể như thế là hành vi lấn đất, chiếm đất theo quy định như trên.

Hành vi lấn, chiếm đất đai bị xử phạt như nào?

Trách nhiệm hành chính

Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất đai như sau:

“Điều 14. Lấn, chiếm đất

  1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta,

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.”

Trách nhiệm hình sự

Điều 228 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt của tội vi phạm các quy định về xử lý đất đai như sau:

“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, hành vi lấn chiếm đất đai có thể bị xử phạt hành chính, nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự. Như vậy, khi xảy ra hành vi lấn, chiếm đất đai người lấn chiếm đất sẽ phải bồi thường đất khi bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật.

Quy trình bồi thường đất khi bị lấn chiếm

Để bảo vệ thực thì quyền sử dụng đất, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

  • Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai. Theo pháp luật quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dần cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Hoặc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì bạn có thể thực hiện khởi kiện đến Tòa án căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013.

Qua bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về bồi thường đất khi bị lấn chiếm do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc các vấn đề khác chưa được đề cập trong bài viết, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488