Bên cạnh các hình thức như chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, góp vốn thì quyền tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những hình thức giao dịch phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất đặc biệt của đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất nên không phải trong mọi trường hợp người sử dụng đất đều có thể tặng cho đất đai được. Chính vì vậy, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật đất đai 2013
- Luật công chứng 2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
Tặng cho đất đai là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho quyền sử dụng đất của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu thanh toán. Đây là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất.
Hiện nay phổ biến giao dịch tặng cho nhà đất thực hiện giữa những chủ thể có quan hệ huyết thống; nuôi dưỡng, hôn nhân trong gia đình.
Việc tặng cho đất có thể là cho toàn bộ thửa đất; hoặc cho một phần diện tích đất. Đối với giao dịch tặng cho một phần mảnh đất thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục tách thửa đất sau đó thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất được tặng cho.
Thực tế có nhiều trường hợp bố mẹ tặng cho đất cho con nhưng chưa thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nên tồn tại tình trạng: Đất là của bố mẹ; nhà là của con. Trong trường hợp này dễ xảy ra tranh chấp sau này.
Đối tượng được thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức;
- Đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất được tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
- Tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số trường hợp hộ gia đình, cá nhân tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện và những trường hợp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất tương tự giống như những quy định đối với quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Điều kiện cho tặng đất đai
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện tặng cho đất đai như sau:
Thứ nhất, có Giấy chứng nhận
Đây được coi là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác định được quyền sử dụng hợp pháp cho người sử dụng đất trừ trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài; hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.
Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:
- Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
Thứ hai, Đất không có tranh chấp
Khi đối tượng tặng cho đang có tranh chấp đồng nghĩa với việc một người thứ ba có thể đang có quyền; lợi ích liên quan đến tài sản đó; nên việc định đoạt tài sản trong các trường hợp này có thể bị ảnh hưởng đến quyền; lợi ích chính đáng của người thứ ba.
Thứ ba, Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Điều kiện này đặt ra nhằm tránh sự tẩu tán tài sản và đảm bảo nghĩa vụ thực hiện của người sử dụng đất. Nếu bị kê biên thì đây là tài sản để đảm bảo nghĩa vụ khác không thể giao dịch. Khi tặng cho sẽ không thể đảm bảo khả năng thi hành bản án; quyết định của Toà án có hiệu lực.
Thứ tư, trong thời hạn sử dụng đất
Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn thì khi hết thời hạn này; quyền sử dụng đất của người được giao hoặc cho thuê cũng sẽ chấm dứt. Do đó, bắt buộc nếu họ muốn thực hiện việc tặng cho để chuyển giao quyền sử dụng đất của mình phải thực hiện khi đất còn trong thời gian sử dụng.
Đối với tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện cụ thể theo Luật định
Ngoài điều kiện nêu trên thì khi cần thêm một số điều kiện cụ thể sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được tặng cho quyền sử dụng đất ở; đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình; cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở; đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được tặng cho quyền sử dụng đất ở; đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
- Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm; kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
Đối với tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên
Trong Luật đất đai 2013 không quy định về việc người bao nhiêu tuổi sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, căn cứ Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Đối với con chưa thành niên thì cha, mẹ chính là người đại diện theo pháp luật của con. Về phạm vi đại diện; Bộ luật Dân sự quy định cha, mẹ không được nhân danh con (người được đại diện) để thực hiện giao dịch với chính mình. Trong trường hợp này, cha mẹ cũng nhau thống nhất; lựa chọn cha hoặc mẹ là người đại diện cho con để đại diện cho con trong giao dịch tặng cho.
Sau khi thống nhất được người đại diện cho con; cha mẹ sẽ thỏa thuận để chuyển phần tài sản chung của mình sang thành tài sản riêng của cha hoặc mẹ. Khi đó, có thể thực hiện tặng cho thông qua người đại diện của con mà không bị ràng buộc về phạm vi đại diện; tuy nhiên đối tượng tặng cho vẫn phải đáp ứng điều kiện nêu ở trên.
Tặng cho quyền sử dụng đất có phải đăng ký biến động đất đai không?
Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định về việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
…
Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
…”
Như vậy, theo quy định như trên thì khi tặng cho quyền sử dụng đất thì các chủ thể cần phải đăng ký biến động đất đai.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Tặng cho quyền sử dụng đất là gì? theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: