Thẩm quyền Cấp giấy chứng nhận VSATTP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

by Hồ Hoa

Thẩm quyền Cấp giấy chứng nhận VSATTP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Thẩm quyền Cấp giấy chứng nhận VSATTP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thẩm quyền Cấp giấy chứng nhận VSATTP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Nội Dung Chính

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Xem thêm: Điều kiện xin cấp Giấy an toàn thực phẩm sản xuất pate

Nguyên tắc trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm 

  • Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, chế biến và cơ sở kinh doanh thực phẩm;
  • Quản lý vệ sinh ATTP dựa vào cơ sở những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đó
  • Quản lý vệ sinh ATTP được thực hiện trong toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Quản lý vệ sinh ATTP phải rõ ràng sự phân công, phân cấp rõ ràng chi tiết và phối hợp những hoạt động liên ngành
  • Quản lý vệ sinh ATTP phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho đất nước;

Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất đồ ăn nhanh

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp sẽ cung cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở kinh doanh những ngành nghề sau:

  • Sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
  • Sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

Danh mục các sản phẩm và nhóm sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

STT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

I

Ngũ cốc

 
1 Ngũ cốc
2 Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (xay xát, cắt, tách vỏ, tách cám, dạng mảnh, nảy mầm, xử lý nhiệt,…) Trừ các sản phẩm dạng bột, tinh bột và chế biến từ bột, tinh bột.

II

Thịt và các sản phẩm từ thịt

 
1 Thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh (nguyên con, pha lọc, cắt lát, mảnh, xay, viên,…)
2 Phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm (nội tạng, xương, chân, cổ, cánh, mỡ, máu,…)
3 Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm (khô, hun khói, đồ hộp, xử lý nhiệt, ướp muối, collagen, gelatin..,) Trừ thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
4 Sản phẩm phối chế có chứa thịt (giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, Jăm bông, Pa tê, thịt bao bột, tẩm bột, tẩm bột, ngâm dầu, súp, nước ép, nước chiết,…) Trừ sản phẩm dạng bánh do Bộ Công Thương quản lý.

III

Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư)

 
1 Thủy sản sống, tươi, ướp đá, bảo quản lạnh (dạng nguyên con, sơ chế, fillet, xay, viên, cắt lát, bóc vỏ, cán mỏng,…)
2 Phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (da, vây, bóng, mỡ, gan, trứng,… của các loài thủy sản)
3 Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (lên men, dạng mắm, gia nhiệt, xông khói, khô, ướp muối, ngâm nước muối, bao bột, ngâm dầu, dịch chiết, nước ép, gelatin, collagen… kể cả có sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến) Trừ thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
4 Mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm Trừ thực phẩm chức năng, dược phẩm có nguồn gốc từ thủy sản do Bộ Y tế quản lý.
5 Sản phẩm thủy sản phối trộn với bột, tinh bột, bao bột, sữa chế biến, dầu thực vật (bao gồm cả phồng tôm, cá, mực,…) Trừ sản phẩm dạng bánh do Bộ Công Thương quản lý.
6 Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm Trừ thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ rong, tảo do Bộ Y tế quản lý.

IV

Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả

 
1 Rau, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt, tách múi, xay,…) Trừ các loại rau, củ, quả, hạt làm giống
2 Rau, củ, quả chế biến (lên men, làm khô, xử lý nhiệt, dạng bột, đóng hộp, tẩm bột, ngâm dấm, ngâm dầu, ngâm đường, bao bột, dịch chiết, nước ép,…) Trừ các sản phẩm dạng bánh, mứt, kẹo, ô mai và nước giải khát do Bộ Công Thương quản lý.

V

Trứng và các sản phẩm từ trứng

 
1 Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư
2 Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã sơ chế, chế biến (bóc vỏ, đóng bánh, đông lạnh, nghiền bột, xử lý nhiệt, muối, ngâm ướp thảo dược,…)
3 Các loại thực phẩm phối chế có chứa trứng, bột trứng Trừ bánh kẹo có thành phần là trứng, bột trứng do Bộ Công Thương quản lý.

VI

Sữa tươi nguyên liệu

 

VII

Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

 
1 Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng
2 Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có lẫn hoặc không có mật ong
3 Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa Trừ bánh, mứt, kẹo, đồ uống có mật ong làm nước giải khát do Bộ Công Thương quản lý. Trừ thực phẩm chức năng, dược phẩm do Bộ Y tế quản lý.

VIII

Thực phẩm biến đổi gen

 

IX

Muối

 
1 Muối biển, muối mỏ
2 Muối tinh chế, chế biến, phối trộn với các thành phần khác

X

Gia vị

 
1 Gia vị đơn chất, hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật (bột hương liệu từ thịt, xương, dạng bột, dịch chiết, mù tạt,…) Trừ gia vị đi kèm sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột (mì ăn liền, cháo ăn liền,…) do Bộ Công Thương quản lý
2 Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt
3 Tương, nước chấm
4 Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền

XI

Đường

 
1 Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn
2 Đường khác (kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen)
3 Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường

XII

Chè

 
1 Chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha hương liệu Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát; bánh, mứt, kẹo có chứa chè do Bộ Công Thương quản lý.
2 Các sản phẩm trà từ thực vật khác Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát, do Bộ Công Thương quản lý.

XIII

Cà phê

 
1 Cà phê hạt tươi, khô, chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê
2 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó; dạng bột chiết có hoặc không có đường, sữa, kem để pha uống liền, các sản phẩm chế biến có chứa cà phê Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát; bánh kẹo, mứt có chứa cà phê do Bộ Công Thương quản lý.

XIV

Ca cao

 
1 Hạt ca cao tươi, khô, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang; vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác; bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo, bơ ca cao, mỡ và dầu ca cao; bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác
2 Các chế phẩm từ ca cao dạng bột đã rang xay, không rang xay, dạng đặc, lỏng, bột uống liền có hoặc không có đường, sữa, kem, chế phẩm khác có chứa ca cao Trừ sản phẩm uống dạng nước giải khát; bánh kẹo, mứt có chứa ca cao do Bộ Công Thương quản lý

XV

Hạt tiêu

 
1 Hạt tiêu (chi Piper) khô, tươi, hạt tiêu xay, nghiền
2 Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền

XVI

Điều

 
1 Hạt điều
2 Các sản phẩm chế biến từ hạt điều Trừ bánh, mứt, kẹo có chứa hạt điều do Bộ Công Thương quản lý.

XVII

Nông sản thực phẩm khác

 
1 Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa chế biến
2 Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây,…) Trừ đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
3 Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến Trừ đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.
4 Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm,…)

XVIII

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý

 

XIX

Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Thẩm quyền Cấp giấy chứng nhận VSATTP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488