Thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ Massage có vốn đầu tư nước ngoài

by Đào Quyết

Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ massage tại Việt Nam sẽ có những hình thức nào để đăng ký và cần thực hiện những thủ tục pháp lý nào? Trong bài viết này Luật Đại Nam có những tư vấn cụ thể để quý khách hàng cũng như những nhà đầu tư có thể nắm vững được nội dung trước khi cần thực hiện dịch vụ hay các thủ tục liên quan.

thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-dich-vu-massage-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-2

Thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ Massage có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có cơ sở đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Phải có nhân viên kỹ thuật massage

Nhân viên kỹ thuật massage phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện cấp. Phải khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần trong quá trình làm việc. Những người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang điều trị không được hành nghề.

Quy định về Biển hiệu

Biển hiệu tại cơ sở của công ty kinh doanh dịch vụ massage có vốn đầu tư nước ngoài phải ghi đúng: “Massage” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hay các tên khác.

Điều kiện về Các phòng massage

-Hệ thống công tắc đèn đặt bên ngoài phòng massage;

-Không có hệ thống khóa và chốt bên trong phòng;

-Không được sử dụng bất cứ phương tiện thông tin nào để thông báo vào phòng massage.

Có đủ thuốc theo quy định, có dụng cụ y tế thông thường

Ngoài ra, cũng theo Biểu cam kết WTO, mức vốn đầu tư tối thiểu đối với thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage có vốn đầu tư nước ngoài – cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

Xem thêm: Tư vấn pháp luật thuế cho công ty có vốn nước ngoài

Quy trình thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó thì nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tới Sở kế hoạch và đầu tư nới công ty dự định đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển;
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư theo hình thức liên doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho đơn vị dịch vụ thành lập công ty thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Thẩm quyền xét duyệt hồ sơ đầu tư

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hơp từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do từ chối.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Dự thảo Điều lệ công ty;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Văn bản ủy quyền cho đơn vị dịch vụ thành lập công ty thực hiện thủ tục.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 –  05 ngày làm việc.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và Công bố sử dụng mẫu dấu

Doanh nghiệp thực hiện khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu. Doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình.

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tịn đăng ký kinh doanh quốc gia.

thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-dich-vu-massage-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-3

Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488