Việc chuyển mục đích sử dụng đất là việc vô cùng quan trong và cân sự cẩn thận. Chúng ta cần phải tìm hiểu những vấn đề và pháp luật liên quan đến nó. Và trong các bước thực hiện vấn đề liên quan đến pháp luật không thể thiếu thành phần hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất. Vậy chúng ta cần lưu ý gì khi làm hồ sợ tránh sai sót, hãy để Luật Đại Nam giải đáp thắc mắc cho bạn.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Các văn bản có liên quan khác.
Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
+ Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với các hộ gia đình và các cá nhân.
+ Trường hợp đối với hộ gia đình và các cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp có mong muốn sử dụng vào mục đích khác như thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì bắt buộc phải có văn bản đồng ý, sự chấp thuận của cấp thẩm quyền cao hơn- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi ra quyết định.
+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với các tổ chức và các đối tượng.
Chúng ta đều cần phải biết Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của chủ sở hữu, hộ gia đình hay tổ chức nên hãy chú ý để tránh xảy ra sai sót.
Hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất
Chủ sở hữu, cá nhân người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
– Chúng ta cần có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
– Ta cần phải có đầy đủ mọi loại giấy tờ: giấy chứng nhận, cấp phép quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng). Hãy thật cẩn thận khi làm những việc liên quan đến giấy tờ quan trọng.
Nơi nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP), nơi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
– Trường hợp đối với hộ gia đình, cá nhân thì khi đó họ phải nộp hồ sơ tại cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường.
– Trường hợp đối với tổ chức thì đại diện tổ chức đó nộp hồ sơ tại cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường.
Lưu ý: Địa phương đã mở ra, tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ xử lý, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa.
Trình tự cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
– Bước 1: Cá nhân người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp phép, giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan tài nguyên và môi trường và họ có trách nhiệm:
+ Thẩm tra, kiểm tra hồ sơ.
+ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu và giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Hướng dẫn cá nhân người sử dụng đất, tổ chức,… thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép và chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Chỉ đạo, cập nhật, chỉnh lý, xử lý và giải quyết cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất, chủ sở hữu đó để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, họ cần phải hiêủ trường hợp này như nào đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện mọi nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Theo Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.
– Được tính và áp dụng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ được chấp thuận.
– Không tính, áp dụng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật nhà nước.
– Theo luật pháp thì không tính thời gian khi tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ xử lý về mặt tài chính của người sử dụng đất, cá nhân đó.
– Không tính thời gian xem xét xử lý và giải quyết đối với trường hợp sử dụng đất dính vào việc vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trong trường hợp hồ sơ thiếu dữ liệu cần thiết, chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, chưa được chấp thuận thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý và giải quyết hồ sơ phải thông báo đến người cần chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với trường hợp ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, khó để xử lý và là các thủ tục thì thời gian thực hiện và giải quyết đối với từng loại giấy tờ thủ tục quy định của luật pháp tại Điều này được tăng thêm thời gian là 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
Thời gian để người muốn chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện đồng thời nhiều giấy tờnthủ tục hành chính về đất đai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra quy định nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục đó theo các quy định trên.
Trên đây là bài viết về “Thành phần hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất” mà bạn cần biết. Luật Đại Nam đã đưa ra cho bạn những thông tin hữu ích, quan trọng đối với những cá nhân cần xử lý vấn đề theo luật pháp. Nếu còn vướng mắc và cảm thấy khó khăn trong quy trình xử lý bạn hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0967370488 để được tư vấn chi tiết hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Bị lấn chiếm đất đai phải xử lý như thế nào?
- Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai
- Cho thuê đất theo bộ luật đất đai năm 2013