Hiện nay có nhiều cặp đôi chung sống với nhau như vợ chồng và có con chung nhưng lại không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Vậy nếu có tranh chấp về việc nuôi con thì sẽ giải quyết như thế nào? Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật Đại Nam xin có bài viết hướng dẫn chi tiết, cụ thể quy định về: Thỏa thuận nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014
Ai được quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì cha, mẹ đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình dù có đăng ký kết hôn hay không.
Cha mẹ có quyền, nghĩa vụ nuôi con như nhau khi chưa đăng ký kết hôn.
Cha, mẹ có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con,trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Thỏa thuận nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?
Khi có mong muốn được thoả thuận nuôi con dù không có đăng kí kết hôn thì Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết như sau:
Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con có thể được các bên đương sự tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi phân chia quyền nuôi con thì một bên vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.
Trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau thì Toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng …
Hậu quả của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Theo quy định pháp luật, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
- Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con;
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa của cha mẹ đối với con khi không có đăng ký kết hôn
Theo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, cụ thể gồm các điều sau đây:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề:Thỏa thuận nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Ly hôn đơn phương là gì? Quy định về ly hôn đơn phương mới nhất
- Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn mới nhất năm 2023
- Thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định 2021