Trong thời gian làm việc người lao động khó tránh khỏi những lúc ốm đau bệnh tật. Chế ốm đau được xem như một chính sách an sinh cần thiết để hỗ trợ người lao động về chi phí điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp có thời gian nghỉ ốm đau trùng ngày lễ thì được tính như thế nào. Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin liên quan về nội dung Thời gian hưởng chế độ ốm đau có tính ngày lễ không?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Ai sẽ được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội?
Các điều kiện hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 3, Mục I Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
– Người lao động bị ốm đau bệnh tật, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc đang điều trị thương tật tái phát do tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp phải nghỉ. Bên cạnh đó còn cần có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động phải nghỉ việc để chăm con bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở có thẩm quyền. Đặc biệt con của người lao động cần dưới 7 tuổi.
– Lao động nữ trước khi hết hạn nghỉ sinh con và thuộc một trong những trường hợp trên.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau là bao lâu?
Quy định chi tiết về thời gian được căn cứ tại Điều 5, 6 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH như sau:
- Đối với bản thân người lao động ốm đau
Người lao động đang làm việc trong một môi trường bình thường thì được hưởng tối đa 30 ngày trong một năm nếu đóng BHXH dưới 15 năm. Nếu bạn đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng tối đa 40 ngày/năm. Với các trường hợp đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên thì được nghỉ chế độ ốm đau 60 ngày/năm.
Bên cạnh đó đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc hoặc độc hại sẽ được hưởng thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường. Nghĩa là được nghỉ tối đa 40 ngày/năm nếu đóng dưới 15 năm, 50 ngày và 70 ngày trong một năm tương tự với thời gian từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm và từ 30 năm trở lên.
- Con cái bị ốm đau
Con cái của người lao động bị ốm thì thời gian hưởng BHXH chế độ ốm đau là 20 ngày làm việc trong một năm nếu con của bạn dưới 3 tuổi. Từ 3 tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi thì người lao động sẽ được nghỉ 15 ngày làm việc/năm.
- Trường hợp người lao động bị ốm dài ngày
Theo đó chế độ này bạn sẽ được nghỉ 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Nếu nghỉ quá 180 ngày thì thì vẫn được hưởng chế độ ốm đau, tuy nhiên mức hưởng sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó thời gian hưởng tối đa sẽ bằng thời gian NLĐ đó đã đóng BHXH bắt buộc.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày có tính ngày lễ không?
Thời gian hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày của người lao động không tính ngày lễ.
Khoản 1 Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau về chế độ ốm đau ngắn ngày cũng như chế độ nghỉ con ốm như sau:
Về thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động
Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm | Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm | Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên | |
Làm việc trong điều kiện bình thường | 30 ngày | 40 ngày | 60 ngày |
Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên | 40 ngày | 50 ngày | 70 ngày |
Về thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau khi con ốm:
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
- Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, khi con ốm đau người cha hoặc người mẹ đều được nghỉ theo thời gian như trên.
Đối với tất cả thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau như trên đều không tính ngày nghỉ Lễ và nghỉ Tết.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày có tính ngày lễ không?
Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày có tính ngày lễ.
Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối với trường hợp người lao động nghỉ ốm do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành sẽ được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau như sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thời gian hưởng chế độ ốm đau có tính ngày lễ không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc?
- Quy định về quỹ ốm đau thai sản
- Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng