Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

by Hồng Hà Nguyễn

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để làm rõ vấn đề trên.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Nội dung

Mỗi loại hình được chuyển đổi sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Tuy nhiên, về trình tự, thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp thì đều bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 6 loại hình được chuyển đổi;

Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ thay đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với từng trường hợp chuyển đổi;

Bước 3: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo 1 trong 2 cách sau:

Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua chữ ký số điện tử hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh;

Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 4: Doanh nghiệp chờ nhận kết quả:

Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, sau đó:

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (nếu hồ sơ hợp lệ);

Gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ).

>> Xem thêm: Thủ tục vay vốn doanh nghiệp không thể chấp

Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trên thực tế, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ tạo ảnh hưởng đến các thông tin về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, cách hạch toán lương, con dấu, các giấy tờ liên quan khác… Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động về sau, khi thực hiện chuyển đổi, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

Thực hiện thay đổi thông tin tại các giấy tờ, hồ sơ của công ty;

Trường hợp tên công ty bị thay đổi, doanh nghiệp cần làm lại bảng hiệu công ty mới và treo tại trụ sở chính, văn phòng đại diện và các địa điểm kinh doanh (nếu có);

Phải tiến hành khắc mẫu con dấu mới nếu việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp làm thay đổi nội dung của con dấu (nội dung con dấu bao gồm mã số thuế và tên doanh nghiệp);

Có thể thực hiện đồng thời thủ tục thay đổi các thông tin doanh nghiệp (địa chỉ, tên, ngành nghề kinh doanh…) và thủ tục chuyển đổi loại hình (trừ thông tin người đại diện pháp luật);

Thay đổi thông tin các tài sản mà doanh nghiệp đã đăng ký sở hữu như giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và giấy chứng nhận sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất;

Thông báo việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (đối tác, khách hàng, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý chuyên ngành…) để họ kịp thời cập nhật thông tin về doanh nghiệp;

Cập nhật thông tin tài khoản hải quan, tài khoản thuế điện tử, chữ ký số (nếu có);

Trường hợp công ty cổ phần thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp do chuyển nhượng cổ phần thì người chuyển nhượng cổ phần cần đóng thuế TNCN;

Nếu doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên thì không được hạch toán chi phí lương của giám đốc vào chi phí doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488