Trong nhiều trường hợp; chỉ xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở mà không xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất. Vậy cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên? Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở có điểm gì khác so với thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Chủ sở hữu nhà ở là ai?
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định; Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức; hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; và các hình thức khác theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở; các đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh; văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài; và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Về đối tượng
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định riêng về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân và tổ chức nước ngoài.
Về hình thức
Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn; nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì thông qua hình thức mua; thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản ( doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
Đối với tổ chức; cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư; và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định nêu trên; thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở liên quan đến chính sách cải tạo nhà ở
Theo quyết định số 297/QĐ-CT ngày 02/10/1991 và Thông tư số 383/TT-BXD-ĐT ngày 05/10/1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQGH11; thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu nhà không liên quan đến chính sách cải tạo nhà ở
Trường hợp có sổ đỏ
Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; bởi đây là dạng cụ thể của tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Về nguyên tắc; nếu tài sản tồn tại trên đất đã có GCNQSĐ hoặc giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết cả tranh chấp về nhà ở và tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Trường hợp không có sổ đỏ
Đối với trường hợp nhà ở tồn tại trên đất chưa có GCNQSĐ hoặc giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; thì tranh chấp do TAND giải quyết khi các tài sản tranh chấp gắn liền với đất có thể là 1 trong các tài sản sau: nhà bếp; nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô; nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở; các công trình xây dựng trên đất để sử dụng vào mục đích sản xuất; kinh doanh; hoặc trên đất có những tài sản khác như: cây lấy gỗ; cây lấy lá, cây ăn quả; cây ăn quả hay cây lâu năm khác gắn liền với việc sử dụng đất.
Đối với trường hợp này thì thẩm quyền giải quyết là:
- Trường hợp đương sự đã có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp; nhưng chưa cấp GCNQSĐ theo quy định của Luật Đất đai 1993; thì Tòa án sẽ giải quyết cả tranh chấp về tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất.
- Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp; nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất; thì Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản; đồng thời xác định ranh giới; tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự; để UBND cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp GCNQSĐ cho đương sự theo quy định.
- Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp; tài sản không được phép tồn tại trên đất đó; thì Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản.
Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất
Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở tại UNBD
Như phân tích trên; các trường hợp tranh chấp quyền sở hữu nhà ở mà liên quan đến các chính sách cải tạo nhà ở năm 1991 của Nhà nước sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND nơi có tranh chấp. Cụ thể thủ tục sẽ gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: bạn cần chuẩn bị đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở; các tài liệu chứng cứ trích lục bản đồ qua các thời kỳ để làm minh chứng.
- Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp huyện.
- Bước 3: UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và xử lý.
- Bước 4: UBND cấp huyện tiến hành giải quyết theo yêu cầu.
- Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành động kết quả giải quyết.
Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở tại TAND
Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật đất đai; “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết“. Về nguyên tắc thì nhà ở gắn liền trên đất; mà đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện để đảm bảo thủ tục được phê duyệt nhanh chóng. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Đơn khởi kiện theo mẫu được Nhà nước quy định.
- Giấy tờ liên quan chứng minh về quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở hoặc các giấy tờ thỏa mãn theo quy định tại Điều 100.
- Giấy tờ của bên khởi kiện như: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước và Sổ hộ khẩu.
- Các giấy tờ chứng minh khác do bên khởi kiện cung cấp để làm chứng cứ giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có sự tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở. Khi nộp đơn khởi kiện có thể chọn 1 trong 3 cách sau để nộp đơn:
- Cách 1: Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
- Cách 2: Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang xảy ra tranh chấp.
- Cách 3: Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang xảy ra tranh chấp.
Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết
Sau khi nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ đầy đủ; đơn của bạn sẽ được tòa án thủ lý, xem xét; phê duyệt để giải quyết. Trong trường hợp hồ sơ khởi kiện đầy đủ, tòa án sẽ yêu cầu bạn nộp tạm ứng án phí. Trong trường hợp hồ sơ khởi kiện thiếu các giấy tờ liên quan; tòa án sẽ yêu cầu bạn bổ sung.
Sau khi tòa án bắt đầu thủ lý về việc tranh chấp về quyền sử dụng đất; thì thời gian xét xử là 4 tháng nếu vụ việc phức tạp kéo dài thêm 2 tháng. Trong thời gian chuẩn bị xét xử tòa sẽ tiến hành tổ chức các buổi hòa giải; nếu không đi đến việc hòa giải thỏa đáng thì tiến hành đưa ra xét xử sơ thẩm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thủ tục xin trích lục kết hôn mới nhất năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao trích lục kết hôn để làm gì?