Lương thử việc có cần nộp thuế TNCN không? Nếu có, thuế thu nhập cá nhân giai đoạn thử việc tính như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, Luật Đại Nam sẽ giải đáp chi tiết cho các câu hỏi trên.
Nội Dung Chính
Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vậy, tiền lương, tiền công từ lao động thử việc, lao động mùa vụ, lao động thời vụ dưới 3 tháng cũng là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó, theo khoản i điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định
Thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động thử việc là tính trên từng lần chi trả. Khi ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận thử việc hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng, sẽ có 2 trường hợp như sau:
- Nếu có tổng thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc /tháng thì không khấu trừ thuế TNCN.
- Nếu có tổng thu nhập từ 2 triệu/lần hoặc /tháng trở lên thì trước khi chi trả thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp khấu trừ 10% thuế TNCN trên Tổng thu nhập trước khi chi trả cho họ.
Điều kiện để không bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?
Nếu tạm thời chưa muốn khấu trừ ngay 10% thuế TNCN thì Doanh nghiệp yêu cầu cá nhân làm Bản cam kết 08/CK-TNCN. Để được làm Bản cam kết Mẫu 08/CK-TNCN (theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) phải đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Phải có mã số thuế cá nhân tại thời điểm làm cam kết.
- Có thu nhập duy nhất tại 1 nơi. (Nếu có thu nhập tại 2 nơi thì không được làm cam kết 08/CK-TNCN mà phải khấu trừ 10%)
- Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
Nếu gian lận làm cam kết 08/CK-TNCN, trong quá trình thanh kiểm tra bị cơ quan thuế phát hiện có sự gian lận về cam kết của người nhận thu nhập thì cá nhân nhận thu nhập bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế theo các quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 6 và khoản 2, Điều 10, Thông tư số 166/2013/TT-BTC.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người thử việc
Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, nên khi trả thu nhập cho người lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp này nhân viên thử việc không được tính giảm trừ gia cảnh.
Công thức tính:
Thuế TNCN thử việc = Tiền lương x 10%
Trong đó:
Tiền lương: Từ 2 triệu/lần chi trả hoặc 2 triệu/tháng trở lên
Ví dụ 1: Ngày 02/01/2022 Công ty kế toán thuế TinLaw ký hợp đồng thử việc trong 2 tháng với nhân viên Nguyễn Văn A:
- Thời gian thử việc: từ ngày 02/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022.
- Lương thử việc: 4 triệu/ tháng cho 24 ngày làm việc.
- Từ tháng 2 năm 2022: sẽ được nhận thêm phụ cấp tiền ăn là 500.000/24 ngày làm việc
Tình huống 1: Tiền lương dưới 2 triệu => Chưa phải khấu trừ thuế TNCN
Tháng 1/2022: Nhận viên A đi làm 10 ngày => Mức lương nhận được là: 4.000.000 x 10/26 = 1.667.000
=> Theo quy định thì khi trả thu nhập từ 2 triệu trở lên mới bị khấu trừ thuế TNCN 10%. Trong khi đó mức lương nhân viên A nhận được trong tháng 1 chỉ có 1,667 triệu, tức là dưới 2 triệu
=> Tháng 1/2022 nhân viên A không bị khấu trừ thuế TNCN.
Tình huống 2: Tiền lương trên 2 triệu nhưng không đủ điều kiện làm cam kết phải khấu trừ 10%
Tháng 2/2022: Nhân viên A đi làm 24 ngày => Lương tháng 2/2022 = 4.000.000 + Phụ cấp ăn trưa: 500.000
Vì Tháng 2/2022 có thu nhập ở ngưỡng từ 2 triệu trở lên tại thời điểm trả thu nhập nhân viên A chưa có mã số thuế TNCN nên không đủ điều kiện làm cam kết
=> Nhân Viên sẽ bị khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%:
- Số thuế TNCN nhân viên A bị khấu trừ: (4.000.000 + 500.000) x 10% = 450.000
- Số tiền lương còn lại phải trả cho nhân viên A là: 4.500.000 – 450.000 = 4.050.000
- Số tiền 450.000 khấu trừ của nhân viên A, Công ty TinLaw sẽ kê khai trên tờ khai thuế TNCN và nộp về ngân sách nhà nước.
Ai có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN thử việc?
Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì CÔNG TY thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp, cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm bản cam kết 08/CK-TNCN để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thử việc có cần nộp TNCN không ?. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý
- Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2023
- Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục
- Một số điểm đáng chú ý trong Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12