Thuế giá trị gia tăng đóng vai trò quan trọng với ngân sách nhà nước, khai báo thuế giá trị gia tăng đúng, đủ, chính xác là nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Nắm chắc phương pháp tính thuế giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp mới giảm thiểu rủi ro trong quá trình khai báo thuế.
Nội Dung Chính
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Để hiểu được thuế giá trị gia tăng (GTGT), trước hết cần phải hiểu GTGT là gì? Về cơ bản, trong suốt quá trình thực hiện sản xuất – kinh doanh (SX-KD), sau mỗi giai đoạn từ nghiên cứu, sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng đều sẽ xuất hiện một khoản giá trị tăng thêm của dịch vụ và hàng hóa. Giá trị tăng thêm này được gọi là GTGT, có thể là tiền công, tiền lương, lợi tức cổ phần, lợi nhuận hay các khoản chi phí phát sinh,… Song, đó là phần tiền chênh lệch giữa giá đầu vào và giá đầu ra được tạo ra bởi đơn vị kinh doanh.
Theo đó, thuế GTGT là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của các hàng hóa, dịch vụ, hay sản phẩm phát sinh tại các giai đoạn trong quá trình SX-KD.
Phân biệt thuế giá trị gia tăng với thuế doanh thu
Thuế GTGT và thuế doanh thu là 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn.
+ Điểm giống nhau
Về cơ bản, thuế GTGT và thuế doanh thu đều là thuế gián thu. Mặc dù 2 loại thuế này đều do các cơ sở SX-KD nộp vào ngân sách của Nhà nước, nhưng người chịu thuế lại là người tiêu dùng. Các cơ sở hay đơn vị chỉ có trách nhiệm tính toán, thu hộ và nộp đi.
+ Điểm khác biệt
– Thuế doanh thu được tính trên toàn bộ doanh thu của dịch vụ, sản phẩm và hàng hóa sau mỗi lần luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trong khi đó, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm ở từng khâu.
– Người dùng sẽ phải chịu thuế doanh thu cao khi các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trải qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông. Trái lại, thuế GTGT khá dễ chịu, bởi chỉ thu đối với từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
– Việc thực hiện thuế GTGT đơn giản hơn vì có ít thuế suất hơn.
– Thuế doanh thu không có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước, ngược lại với thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Căn cứ theo Luật số 31/2013/QH13 – Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, đã sửa đổi bổ sung phương pháp tính thuế GTGT được áp dụng như sau:
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Cần phân biệt được đối tượng chịu thuế và người chịu thuế VAT. Đây là 2 khái niệm thường xuyên gây nhầm lẫn.
Đối tượng ở đây là hàng hóa, dịch vụ được dùng cho SX-KD và tiêu thụ tại lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có bao gồm cả phần được mua của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng được tiêu thụ tại Việt Nam.
Người chịu thuế ở đây là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng, người thực hiện giá trị của hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.
Người nộp thuế GTGT là các cá nhân, tổ chức SX-KD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT tại Việt Nam và những cá nhân tổ chức mua hàng hóa dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế VAT.
Tính thuế gia trị gia tăng
Thuế VAT được tính bằng: giá tính thuế VAT * thuế suất thuế VAT.
Giá tính thuế VAT ở đây là giá bán không bao gồm thuế VAT cộng với các khoản thuế khác, như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nếu có.
Đối với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài thuế VAT được tính bằng:
(Giá FOB/CIF + thuế NK + thuế tiêu thụ đặc biệt) * thuế suất thuế VAT.
Thuế suất VAT gồm 3 mức là 8%, 5%, 0%. Được áp dụng chi các đối tượng chịu thuế tương ứng.
Thuế gia trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Hiện nay, đối với doanh nghiệp, có 2 phương pháp tính thuế, đó là: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT.
– Phương pháp khấu trừ:
Hiện nay, phương pháp khấu trừ được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả. Đối tượng được áp dụng phương pháp khấu trừ gồm các đơn vị kinh doanh có mức thu nhập và doanh thu cung cấp hàng hóa, dịch vụ từ 1 tỷ đồng. Bao gồm từ những đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp và các đơn vị tự nguyện xin áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ; ngoại trừ các đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế VAT trực tiếp.
Khi xác định số thuế VAT phải nộp, trước hết cần xác định số thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Số thuế được khấu trừ được xác định bằng giá trị thuế VAT được ghi trên hóa đơn hàng hóa và dịch vụ mua vào.
– Phương pháp trực tiếp:
Áp dụng cho các đơn vị có hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý.
Xác định số thuế VAT phải nộp bằng phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với mức thuế suất 8%.
Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn thuế TNDN của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ;
- Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Hướng dẫn kê khai bổ sung quyết toán thuế TNDN – Luật Đại Nam
hướng dẫn báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành giáo dục