Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành giáo dục

by Thuỳ Trang

Ngành nghề giáo dục là một trong những ngành nghê đặc thù luôn được hưởng những ưu đãi riêng, kể cả đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành giáo dục.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC hướng dẫn thuế TNDN
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là một loại trực thu, nó được tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trong thời kỳ tính thuế.

Trong đó:

  • Thuế trực thu được hiểu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức, đối tượng nộp thuế ở đây là doanh nghiệp, các nhà đầu…
  • Đối với thu nhập chịu thuế được hiểu là doanh thu đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý của doanh nghiệp.

Đây là một loại thuế vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện cho Nhà nước.

Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam – Luật Đại Nam.

Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành giáo dục

Căn cứ Quyết định 693/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về loại hình,quy mô, tiêu chí, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa. Trong các lĩnh vực đào tạo và dạy nghề, giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, môi trường.

Điều 11, về việc bổ sung, sửa đổi nội dung tại Điều 19 theo Thông tư số 78/2012/TT-BTC quy định trong thời gian hoạt động thuế suất ưu đãi 10% được áp dụng đối với: Phần thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành giáo dục từ các hoạt động xã hội. Cụ thể như các lĩnh vực đào tạo – dạy nghề, giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa và môi trường. Các danh mục loại hình, quy mô, tiêu chí, tiêu chuẩn các doanh nghiệp thực hiện theo Thủ tướng chính phủ quy định.

Bên cạnh đó tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 130/2014/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ] như sau: Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. Bao gồm các nội dung: dạy ngoại ngữ, tin học, hội họa, thanh nhạc, dạy múa, kịch, xiếc, thể dục và thể thao, nuôi dạy trẻ và các nghề liên quan khác nhằm đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và văn hóa.

Như vậy, ngành giáo dục được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.
  • Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Xem thêm: quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều kiện hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành giáo dục

Thứ nhất, đảm bảo hoạt động đúng lĩnh vực được hưởng ưu đãi là lĩnh vực xã hội hóa giáo dục

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao, môi trường, quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ) quy định phạm vi điều chỉnh như sau: Lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp…..

Thứ hai, đảm bảo loại hình hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục là:

  • Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;
  • Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, đảm bảo tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.

Theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP , Nghị định số 59/2014/NĐ-CP nếu đáp ứng Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN – Luật Đại Nam

Hướng dẫn kê khai bổ sung quyết toán thuế TNDN – Luật Đại Nam

hướng dẫn báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488