Thuế GTGT về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

by Lê Hưng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ các trường hợp được miễn thuế, không chịu thuế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thuế GTGT đối với chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

Thuế GTGT về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Thuế GTGT về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và thuế GTGT hiện nay.

– Căn cứ Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội:

Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.       

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Căn cứ Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19/06/2009:

+ Tại Điều 1 quy định:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác

được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

iTác phẩm kiến trúc;

kBản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

mChương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

…”

– Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT:

+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luât sở hữu trí tuê. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật… ”

+ Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%:

Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Đỉều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh….

Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại là bao nhiêu?

Theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2014/TTBTC về thuế NTNN (”Thông tư 103”), thu nhập từ tiền bản quyền thuộc đối tượng chịu thuế TNDN với thuế suất thuế TNDN 10%. Thu nhập từ tiền bản quyền được định nghĩa tại Thông tư 103 bao gồm thu nhập trà cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành, hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Dựa trên các quy định trên, hầu hết các doanh nghiệp đã và đang xác định thu nhập của doanh nghiệp nước ngoài từ việc cho phép bên Việt Nam được phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa là thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, doanh nghiệp thường áp dụng thuế NTNN với mức thuế suất thuế TNDN 10% và không kê khai, nộp thuế GTGT trên khoản thu nhập này.

Tuy nhiên, theo hướng dân gần đây tại Công văn số 10453/BTC-CST ngày 27/7/2016 (Công văn 10453), sau khi tham vấn ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính cho rằng việc doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhân hiệu hàng hóa được coi là hoạt động chuyển quyền sử dụng nhân hiệu hàng hóa nhưng không phải là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, ngoài 10% thuế TNDN, khoản thu nhập này phải chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10% (nếu kể khai theo phương pháp khẩu trữ), hoặc 5% (nếu kẻ khai theo phương pháp trực tiếp). Như vậy, thuế NTNN đối với hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bao gồm cá Thuế TNDN và thuế GTGT

Trên thực tế, trước khi Công văn 10453 được ban hành, một số công văn về chính sách thuế NTNN chưa thực sự rõ ràng và thống nhất về việc áp dụng phần thuế GTGT. Trong một số đợt kiểm tra thuế, một số cơ quan thuế đã chấp thuận cho doanh nghiệp kê khai thuế NTNN theo mức thuế suất thuế TNDN 10% và không có thuế GTGT.

Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Hướng dẫn làm báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp – Luật Đại Nam

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng BĐS – Luật Đại Nam

Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam – Luật Đại Nam

Hướng dẫn cách xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488