Thuế hợp thức hóa nhà đất quy định như thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Hiện nay, không phải ai cũng nắm rõ về thuế hợp thức hóa nhà đất cũng như là hồ sơ, thủ tục khi tiến hành công việc này.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Hướng dẫn cách tính thuế đất phi nông nghiệp để bạn tham khảo.

Thuế hợp thức hóa nhà đất quy định như thế nào?

Thuế hợp thức hóa nhà đất quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Luật Quản lý thuế

Hợp thức hóa nhà đất là gì?

Hợp thức hóa nhà đất là việc thực hiện các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với người đang sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 Tại sao phải hợp thức hóa nhà đất

Hợp thức hóa nhà đất là thủ tục cực kỳ quan trọng để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu (khách hàng), cụ thể như sau:

  • Chỉ chủ sở hữu phải có Giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Giá trị chuyển nhượng của nhà đất chưa được hợp thức hóa cũng sẽ bị giảm khá nhiều so với giá trên thị trường;
  • Khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng nhà đất chưa được hợp thức hóa thì mức độ gặp rủi ro sẽ cao hơn so với nhà đất đã có giấy chứng nhận.

Chính vì những lý do trên mà bạn cần phải nhanh chóng tiến hành hợp thức hóa, cấp giấy chứng nhận cho nhà đất của mình. Nhưng tính chất thủ tục này tương đối phức tạp. Tùy vào từng trường hợp sẽ có hướng xử lý và hướng giải quyết khác nhau.

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Thuế hợp thức hóa nhà đất

Đây chính là các khoản chi phí mà người dân cần phải bỏ ra khi muốn thực hiện thủ tục này. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì giá hợp thức hóa nhà đất sẽ bao gồm các mức phí sau:

  • Lệ phí trước bạ nhà đất: Mức phí này bằng 0.5% giá trị hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá trị nhà đất;
  • Thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân cũng được tính như là một loại giá hợp thức hóa nhà đất trong trường hợp bên yêu cầu hợp thức hóa từ việc chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế nhà đất. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân quy định là 2% đối với chuyển nhượng, 10% đối với việc tặng cho và có thể có những trường hợp được miễn, giảm thực hiện khoản chi phí này;
  • Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ chúng tôi đã nêu rõ ở phần trên.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ hợp thức hóa nhà đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/ủy ban nhân dân  huyện.

Bước 3 . Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/ủy ban nhân dân huyện ra phiếu hẹn và xử lý hồ sơ

Bước 4. Thẩm định, xác minh thực địa, kiểm tra và đánh giá hồ sơ

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến của ủy ban nhân dân xã, thị trấn về tình trạng sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản trên đất, tình trạng tranh chấp đất đai.

Trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì phối hợp với ủy ban nhân dân thị trấn lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, xem xét tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được xét duyệt.

Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày.

Khi đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình chủ tịch ủy ban nhân dân  huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 5. Trả kết quả

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/ủy ban nhân dân huyện trả kết quả giải quyết cho người sử dụng đất.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thuế hợp thức hóa nhà đất quy định như thế nào? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488