Thuế nhập khẩu vải không dệt được tính thế nào?

Thuế nhập khẩu vải không dệt được tính thế nào?

by Lê Vi

Từ trước đến nay, ở nước ta, mặt hàng vải không dệt không cần giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu vải không dệt vẫn đang còn nhiều vướng mắc khó khăn đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Thuế nhập khẩu vải không dệt được tính thế nào?

Thuế nhập khẩu vải không dệt được tính thế nào?

Thuế nhập khẩu vải không dệt được tính thế nào?

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ Công Thương về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt (Non – woven fabric) là loại vải này không được tạo ra bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường mà được tổng hợp từ  các sợi Filament (xơ dài liên tục) nhân tạo và sợi Filament nhân tạo khi bị cắt ngắn sẽ được gọi là xơ staple (xơ sợi ngắn) nhân tạo.

Nếu vải không dệt được xác định hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi Filament nhân tạo (trong đó tỷ lệ sợi Filament nhân tạo nhiều hơn xơ staple) thì đây là vải không dệt từ sợi Filament nhân tạo.

Nếu vải không dệt được xác định chủ yếu bằng xơ staple (tỷ lệ sợi Filament nhân tạo ít hơn xơ staple) thì đây là vải không dệt loại khác.

Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác. Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu bắt buộc phải thể hiện các nội dung, bao gồm:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Thuế nhập khẩu vải không dệt được tính thế nào?

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, khi nhập khẩu vải không dệt, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT):

  • Đối với thuế VAT của vải không dệt là 8%;
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải không dệt hiện hành là 12%.

Trong trường hợp vải không dệt được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.

Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Nhập khẩu vải không dệt cần giấy phép gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để nhập khẩu vải không dệt về Việt Nam phải thực hiện công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Như vậy, quy định về công bố hợp quy sẽ căn cứ theo Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ Công Thương về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Từ đó, tổ chức doanh nghiệp muốn nhập khẩu vải không dệt cần có các loại giấy phép sau:

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

Lưu ý:

  • Trường hợp nhập nguyên liệu về để sản xuất thì không phải công bố cho nguyên liệu mà làm công bố cho thành phẩm trước khi tiêu thụ ra thị trường.
  • Trường hợp nhập về để thương mại thì phải công bố hợp quy trước khi đưa ra tiêu thụ.

Thủ tục hải quan nhập khẩu vải không dệt

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, bao gồm:

  • Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp);
  • Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao;
  • Vận tải đơn: nộp 01 bản sao;
  • Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Hồ sơ sẽ được tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá.

Tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì? Luồng xanh thì thông quan ngay chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về, luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi hoàn thành theo bước phân luồng thì tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu được tiến hành lấy hàng về.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Thuế nhập khẩu vải không dệt được tính thế nào? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488