Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm

by Thuỳ Trang

Những doanh nghiệp sản xuất phầm mềm được Nhà nước khuyến khích nên hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động này. Vậy nếu doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có phát sinh doanh thu từ cả hoạt động sản xuất phần mềm đang được hưởng ưu đãi thuế và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa thông thường thì phải tính thuế TNDN thế nào? Bài viết dưới đây Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Quy định về thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Theo quy định tại điều 19, khoản 1 phần b Thông tư 78/2014/TT-BTC, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm được hưởng thuế suất thuế TNDN ưu đãi là 10% trong vòng 15 năm đầu tiên.

Ngoài ra, tại điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế như sau:

”1. Miễn thuế bốn năm , giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:

  1. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.”

Như vậy, thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm được áp dụng như sau:

  • Từ năm 1 đến năm 4: Miễn thuế TNDN,
  • Từ năm thứ 5 đến năm thứ 13: thuế suất thuế TNDN là 5% (do được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp với thuế suất ưu đãi 10%),
  • Năm thứ 14 và năm thứ 15: thuế suất thuế TNDN là 10%.
  • Từ năm thứ 16 trở đi: Nộp 100% thuế TNDN theo mức thuế suất phổ thông (từ năm 2016 mức thuế suất thuế TNDN là 20%).

Cách tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp chỉ phát sinh duy nhất doanh thu từ hoạt động sản xuất phần mềm:

  • Trong 4 năm đầu tiên, doanh nghiệp được miễn thuế TNDN: số thuế TNDN phải nộp là 0 đồng tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải tổng hợp doanh thu, chi phí để làm quyết toán thuế TNDN năm.
  • Từ năm thứ 5 đến năm thứ 13: Doanh nghiệp tổng hợp doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ để xác định thu nhập tính thuế sau đó áp dụng công thức tính thuế TNDN phải nộp như sau:

+ Từ năm thứ 5 đến năm thứ 13:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

+ Năm thứ 14 và năm thứ 15:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%

+ Từ năm thứ 16 trở đi:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%

Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp vừa phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm đang được hưởng ưu đãi thuế, vừa phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa thông thường.

  • Doanh nghiệp phải theo dõi riêng doanh thu và chi phí của hoạt động sản xuất phần mềm và hoạt động kinh doanh hàng hóa thông thường.
  • Nếu doanh nghiệp không tách được chi phí liên quan đến hai hoạt động thì phải thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu từng hoạt động.
  • Nếu hoạt động sản xuất phần mềm doanh nghiệp bị lỗ, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa thông thường có lãi, doanh nghiệp được bù trừ thu nhập chịu thuế. (Theo quy định tại điểu 18, khoản 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
  • Nếu ở những kỳ trước, doanh nghiệp bị lỗ thì doanh nghiệp bù trừ số lỗ tương ứng với các khoản có thu nhập. Nếu số lỗ năm trước doanh nghiệp không tách riêng được lỗ từng hoạt động thì phải bù trừ thu nhập của hoạt động được ưu đãi thuế (sản xuất phần mềm) trước.

Một số quy định về Điều kiện được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Việc được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sản xuất phần mềm nêu trên thì các doanh nghiệp cần phải xác định có thuộc hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.

Việc xác định sẽ dựa vào quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT như sau:

“Điều 3. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm

Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm:

  1. Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm; phân tích nghiệp vụ; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.
  2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
  3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.

Điều 4. Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình

  1. Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
  2. Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình quy định tại Khoản 1 Điều này được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu sau, tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện:

…”

Công ty sản xuất phần mềm phải đáp ứng điều kiện về hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định nêu trên.

Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn thuế TNDN của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Hướng dẫn kê khai bổ sung quyết toán thuế TNDN – Luật Đại Nam

hướng dẫn báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành giáo dục

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488