Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification) là gì ?

by Hồ Hoa

Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification) là gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification) là gì ?

Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification) là gì ?

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Tiêu chuẩn FSSC 22000 là gì?

  • FSSC (viết tắt Food Safety System Certification) là Tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm, có trụ sở tại Hà Lan.
  • FSSC 22000 là một cơ chế chứng nhận của Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm đối với các đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.
  • Tiêu chuẩn FSSC 22000 được xem là tiêu chuẩn được thừa nhận tương đương và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn được công nhân trước đây bởi GFSI (The Global Food Safety Initiative – Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu) như BRC, GlobalGAP GMP,…
  • Hiệp hội Chứng nhận ATTP đã kết hợp hai tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220 + các yêu cầu bổ sung thành tiêu chuẩn FSSC 22000 (Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm) và hoàn toàn được công nhận bởi tổ chức GFSI.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC 22000 cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý hiệu quả trách nhiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm của bạn. Nó thể hiện một công ty đã có một hệ thống mạnh mẽ và hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm đủ để đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý, các khách hàng kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

Cập nhật những thay đổi mới của FSSC 22000 Version 5.1

Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê những nội dung được yêu cầu bổ sung cập nhật mới trong Version 5.1

Quản lý dịch vụ và mua nguyên vật liệu

Bổ sung 3 yêu cầu mới:

  • Đối với các loại chuỗi thực phẩm C, D, I, G và K, yêu cầu bổ sung được áp dụng cho ISO 22000: 2018

Tổ chức phải có thủ tục dạng văn bản để mua sắm trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo rằng sản phẩm vẫn phù hợp với các yêu cầu cụ thể và nhà cung cấp đã được đánh giá.

  • Tổ chức phải có chính sách đối với thu mua động vật, thủy sản có các chất cấm phải kiểm soát (ví dụ dược phẩm, thuốc thú y, kim loại nặng và thuốc trừ sâu);
  • Đối với các nhóm C, D, I, G và K, yêu cầu bổ sung áp dụng cho ISO / TS 22002-1; ISO / TS 22002-4 và ISO / TS 22002-5:

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quá trình xem xét tiêu chuẩn sản phẩm để đảm bảo tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của an toàn thực phẩm, luật định và khách hàng.

Ghi nhãn sản phẩm

  • Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm được dán nhãn theo tất cả các yêu cầu luật định và quy định hiện hành bao gồm chất gây dị ứng và các yêu cầu cụ thể của khách hàng.
  • Khi sản phẩm không được dán nhãn, tất cả thông tin sản phẩm có liên quan sẽ được cung cấp để đảm bảo việc sử dụng an toàn thực phẩm của khách hàng hoặc người tiêu dùng.

Lưu trữ và bảo quản kho

  • Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục và quy định hệ thống luân chuyển trong kho bao gồm các nguyên tắc FEFO kết hợp với các yêu cầu FIFO.
  • Ngoài những yêu cầu cũ, tổ chức phải quy định các yêu cầu về xác định thời gian và nhiệt độ sau giết mổ liên quan đến làm lạnh hoặc đóng băng sản phẩm.

Kiểm soát mối nguy và các biện pháp phòng ngừa nhiễm chéo

a) Đối với nhóm I, yêu cầu bổ sung áp dụng cho ISO 22000: 2018

Tổ chức phải đưa ra các yêu cầu cụ thể trong trường hợp đóng gói được sử dụng để truyền hoặc cung cấp một chức năng có ảnh hưởng đến thực phẩm (ví dụ như kéo dài thời hạn sử dụng).

b) Đối với nhóm CI của chuỗi thực phẩm, yêu cầu sau áp dụng ngoài ISO / TS 22002-1: 2009

Tổ chức phải có các yêu cầu cụ thể đối với quá trình kiểm tra tại nơi nhốt để đảm bảo động vật phù hợp với con người.

Xác nhận chương trình tiên quyết – PRP (Nhóm C, D, G, I & K) 

  • Đối với nhóm C, D, G, I và K, yêu cầu bổ sung áp dụng cho ISO22000: 2018

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thói quen (ví dụ hàng tháng) kiểm tra nhà máy / kiểm tra PRP để xác minh rằng nhà máy (bên trong và bên ngoài), môi trường sản xuất và thiết bị chế biến được duy trì trong một điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Tần suất và nội dung kiểm tra nhà máy/kiểm tra PRP phải dựa trên rủi ro với các tiêu chí lấy mẫu xác định và được liên kết với đặc điểm kỹ thuật liên quan.

Phát triển sản phẩm mới (Nhóm C, D, E, F, I & K)

Một quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm phải được thiết lập, thực hiện và duy trì đối với các sản phẩm mới và các thay đổi đối với sản phẩm hoặc quy trình sản xuất để đảm bảo an toàn và hợp pháp với sản phẩm được sản xuất. Điều này sẽ bao gồm những yêu cầu sau:

a) Đánh giá tác động của sự thay đổi đối với hệ thống an toàn thực phẩm (FSMS) có tính đến bất kỳ thực phẩm mới nào các mối nguy an toàn (bao gồm các chất gây dị ứng) được giới thiệu và cập nhật phân tích mối nguy cho phù hợp.

b) Xem xét tác động đến quy trình đối với sản phẩm mới và sản phẩm hiện có.

c) Nguồn lực và nhu cầu đào tạo.

d) Các yêu cầu về thiết bị và bảo trì.

e) Sự cần thiết phải tiến hành sản xuất và thử nghiệm thời hạn sử dụng để xác nhận công thức sản phẩm và các quy trình có khả năng tạo ra một sản phẩm an toàn và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Tình trạng sức khoẻ (Nhóm D) 

  • Tổ chức phải có một thủ tục để đảm bảo rằng sức khỏe của nhân viên không có ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Nhân viên phải trải qua một cuộc khám sức khỏe sàng lọc trước khi làm việc trong các hoạt động tiếp xúc với các hoạt động chăn nuôi, trừ khi các mối nguy hoặc y tế được ghi nhận đánh giá chỉ ra khác. Kiểm tra y tế bổ sung, nếu được phép, sẽ được được thực hiện theo yêu cầu và theo khoảng thời gian do tổ chức xác định.

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Quy định tiêu chuẩn ATTP Việt Nam năm 2023

Căn cứ theo Điều 4 của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.

2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.

6. Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

8. Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.”

Lệ phí xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Biểu mức thu phí, lệ phí (Ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10năm 2013 của Bộ Tài chính):

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Cấp lần đầu (1 lần cấp) 150.000 đồng

Cấp lại (gia hạn) (1 lần cấp) 150.000 đồng” (Điều 10).

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification) là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488