Tiêu chuẩn ISO 22000 (Food safety management systems) là gì ?

by Hồ Hoa

Tiêu chuẩn ISO 22000 (Food safety management systems) là gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Tiêu chuẩn ISO 22000 (Food safety management systems) là gì ?

Tiêu chuẩn ISO 22000 (Food safety management systems) là gì ?

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Tiêu chuẩn ISO 22000 (Food safety management systems)

Phiên bản mới nhất của ISO 22000 là ISO 22000:2018, được xây dựng dựa trên nền tảng nguyên lý của 2 tiêu chuẩn: HACCP – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn và ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng, tập trung vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên việc đáp ứng và tuân thủ các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, giúp thực phẩm sản xuất tránh được các rủi ro gây mất an toàn.

Các doanh nghiệp áp dụng ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:

  • Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất của các thành phần thực phẩm.
  • Doanh nghiệp chế biến các mặt hàng thực phẩm: rau củ quả, nước uống, gia vị…
  • Các nhà sản xuất thực phẩm.
  • Các nhà bán lẻ.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống, thực phẩm chức năng.
  • Bảo quản thực phẩm.
  • Doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho ngành công nghiệp thực phẩm.
  • Các doanh nghiệp cung cấp bao bì cho ngành công nghiệp thực phẩm và nguyên liệu tiếp xúc thực phẩm khác.
  • Các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc.
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ

Lịch sử ISO 22000

Phiên bản cập nhật gần đây năm 2018 là phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn ISO 22000, trước đó là phiên bản Bộ tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 (năm 2005) với một lịch sử phát triển lâu đời.

Được thành lập vào năm 1960 từ các nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong hệ thống chuỗi thực phẩm và sau này là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC), ISO 22000 được thành lập để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm.

Vào năm 2005, phiên bản đầu tiên của bộ tiêu chuẩn đã được giới thiệu và phiên bản gần đây chính là phiên bản thứ hai của nó. Các đơn vị đã đạt chứng nhận ISO 22000:2005 sẽ có thời gian 03 năm để tiến hành nâng cấp, chuyển đổi hệ thống theo phiên bản mới và đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018. Tất cả các giấy chứng nhận ISO 22000:2005 có hiệu lực tối đa đến hết ngày 18 tháng 6 năm 2021.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng theo cấu trúc High-Levels Structure (HLS) nhằm dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001,…) đang áp dụng rộng rãi và đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Cách tiếp cận dựa trên rủi ro

Không khó để hình dung về tiêu chuẩn này qua những hình ảnh hàng ngày của chúng ta – muốn nấu một bữa cơm ngon đảm bảo vệ sinh, công việc sẽ là chọn được những vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuơi ngon, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị nấu, nấu đúng quy trình, nấu chín, bảo quản tốt…

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bằng cách tiếp cận dựa trên rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về An toàn thực phẩm.

Rủi ro được yêu cầu xem xét ở cả cấp độ chiến lược định hướng, chính sách, môi trường kinh doanh của tổ chức. Đó có thể là:

  • Những rủi ro đến từ yếu tố bên ngoài như thay đổi môi trường pháp lý, vị trí địa lý, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, đối tác
  • Rủi ro trong quá trình nắm bắt, thực thi các cơ hội, biện pháp kinh doanh trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp

Tất cả những rủi ro đó đều cần được nhận diện và xem xét mức độ ảnh hưởng và tác động của chúng tới sự an toàn của sản phẩm/dịch vụ thực phẩm mà tổ chức được chứng nhận cung cấp.

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Quy định tiêu chuẩn ATTP Việt Nam năm 2023

Căn cứ theo Điều 4 của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.

2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.

6. Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

8. Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.”

Lệ phí xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Biểu mức thu phí, lệ phí (Ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10năm 2013 của Bộ Tài chính):

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Cấp lần đầu (1 lần cấp) 150.000 đồng

Cấp lại (gia hạn) (1 lần cấp) 150.000 đồng” (Điều 10).

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Tiêu chuẩn ISO 22000 (Food safety management systems) là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488