Thời gian gần đây những vấn đề liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất được nhiều người quan tâm. Vậy các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất có gì khác nhau? Mời quý độc giả theo dõi bài viết tìm hiểu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cây hàng năm sau đây của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Đất Đai 2013.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là gì?
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất được hiểu là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với mục đích ban đầu vốn có của loại đất đang sở hữu. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ phải có quyết định hành chính trong trường hợp phải xin phép hoặc chỉ cần đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đất cây hàng năm là gì?
Đất trồng cây hàng năm là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất trồng cây hàng năm được giải thích như sau:
– Đất trồng cây hàng năm: Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Tìm hiểu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cây hàng năm
Cơ quan nào cho phép chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở?
Khi người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp sang đất ở (đất phi nông nghiệp) phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bởi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 có ghi rõ:
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
…
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Căn cứ theo Điều 59 Luật Đất đai 2013 có quy định chi tiết về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan cho phép chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở là:
– UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
– UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở được quy định như thế nào?
Theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, điểm đ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì trình tự cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
+) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTNMT;
+) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm:
+ Thẩm tra hồ sơ;
+ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
+ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Bước 5: Người sử dụng đất chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai, gồm có:
+) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
+) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề tìm hiểu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cây hàng năm do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: