Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
- Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010;
- Luật Dân sự 2015.
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì ?
Khi ký hợp đồng tín dụng, các bên thoả thuận và cam kết thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể xảy ra những mâu thuẫn và xung đột, điều này có thể xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng với bên vay. Đó có thể là những tranh chấp về lãi suất, xử lý tài sản đảm bảo, giải ngân,…
Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tranh chấp phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng:
- Đối với bên cho vay, khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực, bên cho vay đã không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân cho bên vay, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của họ dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của bên vay sau này.
- Đối với bên vay, hành vi phát sinh tranh chấp chủ yếu là việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi. Theo thực tiễn nghiên cứu, đây là dạng tranh chấp xảy ra phổ biến nhất trong các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng
- Mặc dù đây không phải là dạng tranh chấp phổ biến nhưng lại là dạng tranh chấp đa dạng và phức tạp, nhất là một bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng có yếu tố nước ngoài.
- Khi ký kết hợp đồng tín dụng, việc xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng là điều hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến hiệu lực của hợp đồng và việc thực hiện nội dung hợp đồng sau này. Có rất nhiều trường hợp, do phía bên tổ chức tín dụng không xác định đúng tư cách chủ thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên vô hiệu, làm ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức tín dụng là bên cho vay trong hợp đồng.
Tranh chấp phát sinh trong việc xử lý tài sản bảo đảm của hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản
- Xuất phát từ giá trị của hợp đồng tín dụng và bản chất rủi ro của nó nên các tổ chức tín dụng coi hợp đồng bảo đảm là nguồn cứu cánh của mình khi phát sinh tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của bên vay.
- Các tranh chấp này xảy ra tương đối nhiều và chủ yếu liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Căn nguyên của tranh chấp này bắt đầu ngay từ khâu thẩm định, định giá tài sản bảo đảm của đội ngũ nhân viên tín dụng. Nếu như bước đầu thẩm định không chính xác sẽ dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm không hiệu quả, nguồn vốn thu về sẽ không cao.
Tranh chấp phát sinh từ chính pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
- Pháp luật hiện nay đưa ra rất nhiều lựa chọn cho các bên về các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến có thể kể đến là: thương lượng; hòa giải; trọng tài. Tuy nhiên, nếu như ngay từ khi ký kết hợp đồng các bên không thỏa thuận trước với nhau về việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như luật áp dụng thì sau khi có tranh chấp phát sinh, bên cạnh tranh chấp về nghĩa vụ còn có thể dẫn đến tranh chấp về luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng;
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng;
- Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng tín dụng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
- Đại diện khách hàng làm việc với ngân hàng, tổ chức tín dụng để thương thảo lộ trình trả nợ, hướng định giá hoặc thỏa thuận giá trị tài sản thế chấp để thực hiện phương án bán hoặc chuyển nhượng để thu hồi nợ.
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
- Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào ?
- Khi nào Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?