Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

by Vũ Khánh Huyền

Tranh chấp về ly hôn là loại tranh chấp phổ biến trong quan hệ hôn nhân và gia đình và ngày càng có xu hướng gia tăng trong đời sống hiện nay. Thông thường khi ly hôn nếu các bên không thể thỏa thuận thì sẽ phát sinh một số tranh chấp sau: tranh chấp về quan hệ hôn nhân (tình cảm), tranh chấp về quan hệ nuôi con, tranh chấp về quan hệ về tài sản. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Luật Hôn nhân gia đình 2014;

Tranh chấp ly hôn là gì?

Để hiểu về thuật ngữ “tranh chấp ly hôn”, trước hết cần hiểu rõ về thuật ngữ “ly hôn”. Khái niệm ly hôn có thể được hiểu theo nghĩa rộng là việc kết thúc mối quan hệ hôn nhân theo quyết định của Tòa án sau khi một trong hai bên hoặc cả hai bên trong cuộc hôn nhân yêu cầu. Theo điều này, tất cả các trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ của cả vợ và chồng trong hôn nhân cùng các ràng buộc dân sự khác sẽ bị hủy bỏ. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Ngoài ra, nói về tranh chấp ly hôn, tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định ly hôn thuộc dạng tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Những tranh chấp ly hôn sẽ phát sinh khi các bên đương sự không thể tự thỏa thuận, thống nhất với nhau để cùng giải quyết một vấn đề nào đó về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên khi ly hôn. Như vậy, tranh chấp ly hôn được hiểu là những tranh chấp về quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn không có yếu tố nước ngoài

Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ, theo đó:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Từ hai căn cứ trên, có thể kết luận chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn đối với trường hợp thông thường như sau: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc là tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc yêu cầu Tòa án nơi nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì nguyên đơn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn tại nơi mình cư trú. Đối với tranh chấp chia tài sản ly hôn mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Toà án nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình mà có:

  • Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài; hoặc
  • Đương sự hoặc tài sản cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.

Căn cứ vào khoản 3, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trong các trường hợp trên, Toà án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc trên. Trừ trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nếu việc ly hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Điều này nhằm giảm tải gánh nặng cho toà án nhân dân cấp tỉnh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào sống ở khu vực biên giới đi lại thuận tiện.

Ngoài ra, Điểm c, khoản 1, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Như vậy, thông thường, những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

>> Xem thêm: Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn

Tùy thuộc vào tranh chấp, thì sẽ có hồ sơ riêng, tuy nhiên để tiến hành khởi kiện ra Tòa án cần chuẩn bị đơn khởi kiện, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Thông thường cần cung cấp các hồ sơ như sau:

  • Đăng ký kết hôn (bản gốc) mất thì dùng bản Trích lục ly hôn;
  • Hộ khẩu của hai vợ chồng (bản công chứng) hoặc xác nhận cư trú:
  • Đăng ký khai sinh các con (bản sao)
  • Căn cước công dân (bản sao);
  • Giấy tờ tài sản chung (bản sao);
  • Giấy tờ nghãi vụ chung (nếu có);
  • Chứng minh thu nhập, chỗ ở ổn định.
  • Đơn ly hôn.

Thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn

  • Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo hướng dẫn nêu trên để yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn.
  • Bước 2: Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
  • Bước 3: Tòa ra thông báo thụ lý và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.

Theo đó, nếu các bên có nhu cầu nhờ luật sư hỗ trợ thủ tục giải quyết ly hôn có thể yêu cầu ngay từ đầu để luật sư hỗ trợ các thủ tục pháp lý cũng như tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp ly hôn của Luật Đại Nam

Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

  • Tư vấn xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản chung vơ chồng
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản chung
  • Tư vấn về thỏa thuận chia tài sản chung
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản khi ly hôn
  • Tư vấn thủ tục chia tài sản sau ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản SAU ly hôn
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp chia tài sản là quyền sử dụng đất
  • Tư vấn chia tài sản chung có yếu tố nước ngoài
  • Xác định về các khoản nợ chung, nợ riêng của vợ chồng
  • Tư vấn trách nhiệm liên đới các khoản nợ chung của vợ chồng
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nợ chung
  • Đại diện cho khách hàng làm việc với các bên liên quan tới việc chia tài sản chung
  • Luật sư tham gia phiên tòa xét xử vụ việc ly hôn để bảo vệ quyền lợi của vợ hoặc chồng khi có tranh chấp tài sản khi ly hôn
  • Luật sư tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

 Giải quyết tranh quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng

  • Tư vấn về điều kiện nuôi con sau ly hôn
  • Tư vấn về cấp dưỡng nuôi con
  • Tư vấn giành quyền nuôi con: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ có lợi để giành quyền nuôi con khi ly hôn; Hỗ trợ khách hàng giành quyền nuôi; Tư vấn về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (thay đổi quyền nuôi con)
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp cụ thể:
    • Giành quyền nuôi con khi thu nhập thấp, không có chỗ ở ổn định, hoặc khi bố, mẹ không đăng ký kết hôn;
    • Giành quyền nuôi con của người ngoại tình;
    • Thay đổi quyền nuôi con khi bố hoặc mẹ đứa trẻ chết;
    • Thay đổi quyền nuôi con khi chồng cũ lấy vợ hoặc vợ cũ lấy chồng;
    • Yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con;
    • Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
    • Tranh chấp quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài;
    • Thay đổi quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài;
    • Thi hành án về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488