Trường hợp cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất

by Trần Giang

Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không phải tất cả đối tượng đều được cấp GCN. Chỉ có những trường hợp đủ điều kiện mới được xem xét để cấp GCN. Do đó trong phạm vi bài viết sau đây của Luật Đại Nam, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc các thông tin về nội dung: Trường hợp cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất

Trường hợp cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 121/2013/NĐ- CP.
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT

Trường hợp cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) gồm:

(1) Nhà ở;

(2) Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở);

(3) Rừng sản xuất là rừng trồng;

(4) Cây lâu năm.

Lưu ý: Để được chứng nhận quyền sở hữu thì điều kiện trước tiên là những loại tài sản trên tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

Như vậy, ngoài quyền sử dụng đất thì người dân còn được chứng nhận quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu có đủ điều kiện, gồm: Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm.

Điều Kiện Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu Tài Sản Gắn Liền Với Đất

Các Điều 99, 100, 101, 102 Luật Đất đai 2013 quy định, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (gọi là Giấy chứng nhận) khi thỏa mãn các điều kiện sau:
  • Thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận
Cụ thể, Điều 104 Luật Đất đai 2013 quy định, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng có tai thời điểm cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng khác, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng thuộc diện tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời, những tài sản này phải tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Tức là những tài sản có tồn tại tại thời điểm chủ thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận nhưng đã bị hủy hoại dẫn đến không thể tồn tại trên thực tế thì không được cấp Giấy chứng nhận.
  • Tài sản không có tranh chấp
Khác đất đai là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân thì tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của chủ thể tạo lập nên tài sản đó. Tài sản đang có tranh chấp chưa thể xác định được ai là chủ sở hữu, do đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không thể thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho chủ thể có yêu cầu mà chủ thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cần giải quyết tranh chấp, xác định tài sản thuộc về mình để làm cơ sở được cấp Giấy chứng nhận.
  • Tài sản gắn liền với đất phải thuộc sở hữu của người yêu cầu cấp Giấy chứng nhận
Nhà nước căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xác nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Vì thế, tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của chủ thể nào thì Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ thể đó.
  • Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định
Chủ sở hữu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP để được cấp Giấy chứng nhận. Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật, đồng thời có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Người thực hiện thủ tục đăng ký tài sản trên đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ gồm:
  • Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường;
  • Giấy tờ chứng nhận tài sản là nhà ở.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Người thực hiện thủ tục nộp bộ hồ sơ nêu trên tại Bộ phận một cửa của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, cơ quan cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có nghĩa vụ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai khi nhận được hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các việc sau:
  • Cập nhật thông tin thay đổi vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính;
  • Gửi thông tin cho cơ quan thuế nhằm xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người thực hiện thủ tục;
  • Chuẩn bị hồ sơ chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường ký cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Sau khi duyệt hồ sơ, cơ quan này chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Mức lệ phí đăng ký tài sản trên đất do UBND tỉnh, thành phố quyết định cho từng địa phương.

Bước 4. Trả kết quả

Đến ngày trả kết quả ghi trên giấy hẹn, người thực hiện thủ tục mang phiếu hẹn đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để lấy kết quả.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Trường hợp cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 / 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488