Để bắt kịp với sự phát triển của kinh tế – xã hội nên không ít công ty phải cử hoặc đưa người lao động của mình đi đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công việc. Việc đào tạo có thể là cử đi nước ngoài đào tạo hoặc gửi người lao động đến các cơ sở trong nước để đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ. Tuy nhiên, sau khi đã hoàn thành việc đào tạo thì người lao động lại không thực hiện theo các thỏa thuận và cam kết với công ty chính vì lẽ đó mà vấn đề bồi thường chi phí đào tạo được mọi người quan tâm đến. Và để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Đại Nam xin có bài viết làm rõ các vấn đề liên quan quan đến bồi thường chi phí đào tạo như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019
Chi phí đào tạo nghề là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động 2019 thì chi phí đào tạo là các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí chi trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy tính, thiết bị vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp nếu người lao động được cử đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Như vậy có thể hiểu đơn giản rằng, chi phí đào tạo nghề là những khoản chi phí, những khoản tiền hợp lý chi trả cho việc đào tạo nghề.
Căn cứ bồi thường chi phí đào tạo
Căn cứ Điều 62, Bộ luật Lao động 2019, nếu các bên người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận với nhau về việc người lao động sẽ được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong nước hoặc tại nước ngoài thì các bên phải ký kết với nhau hợp đồng đào tạo nghề.
Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung sau:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
- Trách nhiệm của người lao động.
Như vây, hợp đồng đào tạo nghề là một trong các căn cứ để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia đào tạo. Nội dung của hợp đồng nghề có ghi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả phí đào tạo, trách nhiệm của người lao động là căn cứ để bồi thường chi phí đào tạo, nếu các bên có thỏa thuận khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động phải hoàn trả chi phí lao động. Khi người lao động vi phạm các thỏa thuận, cam kết trong hợp hợp đồng đào tạo thì sẽ làm phát sinh căn cứ yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là một căn cứ để phát sinh việc bồi thường chi phí đào tạo của người lao động.
Các trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 35, Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ Khoản 3, Điều 40, Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động các khoản chi phí đào tạo theo Điều 62 cùng các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp chi phí đào tạo phải làm việc cho họ theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo, nếu không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường.
Người lao động chấm dứt hợp đồng theo pháp luật
Người lao động chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật lao động tại Điều 35, Bộ luật Lao động 2019 nhưng trong hợp đồng đào tạo nghề của các bên có thỏa thuận về việc trách nhiệm hoàn phí, trách nhiệm của người lao động khi thực hiện hợp đồng đào tạo, thì dù chấm dứt hợp đồng đúng quy định của pháp luật nhưng bên người lao động vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo.
Bồi thường chi phí đào tạo chỉ diễn ra khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chấm dứt hợp đồng mà trong đó có quy định về việc hoàn trả chi phí lao động Do đó, trong trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu bồi thường chi phí lao động không thuộc trong các trường hợp trên, người lao động có quyền không hoàn trả. Nếu bị người sử dụng lao động chèn ép, gây khó khăn trong lao động thì nên tìm sự hỗ trợ của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Khi nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM