Theo nguyên tắc chung, kết hôn và ly hôn là quyền của nam nữ. Khi đời sống hôn nhân giữa vợ chồng không có tiếng nói chung thì cả 2 vợ chồng hay những người thân thích khác theo quy định pháp luật đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Đại Nam có bài viết hướng dẫn cụ thể nội dung Quy định về thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân gia đình 2014
Vợ chồng có được thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi không?
Theo nguyên tắc chung, kết hôn và ly hôn là quyền của nam nữ. Khi đời sống hôn nhân giữa vợ chồng không có tiếng nói chung thì cả 2 vợ chồng hay những người thân thích khác theo quy định pháp luật đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, theo quy định Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Còn đối với các trường hợp khác, pháp luật không hạn chế mà chỉ cần đưa ra bằng chứng để chứng minh vợ chồng không thể tiếp tục chung sống như vợ chồng được nữa.
Vậy, con dưới 1 tuổi có được ly hôn không? Đối chiếu với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ chồng hoàn toàn có thể thuận tình ly hôn ngay cả khi con dưới 1 tuổi nếu như họ đã thống nhất được về việc ly hôn, tài sản chung cũng như con cái, không có bất kì tranh chấp gì.
Nộp đơn thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi ở đâu?
Hồ sơ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi được nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi người chồng hoặc người vợ đang cư trú, làm việc.
Bạn sẽ nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa/bộ phận tiếp dân của Tòa án nhân dân huyện đó.
Ai có quyền nuôi con dưới 1 tuổi?
Do đang tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn nên hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về việc nuôi con.
Nếu không tự thỏa thuận được, cần Tòa án giải quyết thì vụ việc được xác định là có tranh chấp về dành quyền nuôi con, tính chất sẽ là ly hôn đơn phương.
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ là người được giao trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trừ trường hợp người mẹ không có đủ khả năng để nuôi con bao gồm cả về tinh thần lẫn vật chất cho con. Người mẹ phải đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu nhất có thể để nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án mới giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.
Ngoài ra, người mẹ có thể đưa ra những bằng chứng để chứng minh chồng mình có hành vi bạo lực gia đình, không yêu thương vợ con hoặc không có thu nhập ổn định,… để làm hạn chế quyền nuôi con của chồng sau khi ly hôn.
Đồng thời, những bằng chứng này sẽ có lợi cho người vợ để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM