Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng, có trái luật?

by Nguyễn Thị Giang

Trước khi chính thức xác lập quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thường sẽ thỏa thuận về việc làm thử. Vậy thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng có trái luật không? Về vấn đề Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng, có trái luật? Luật Đại Nam xin giải đáp như sau:

Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng, có trái luật?

Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng, có trái luật?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng

Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về thử việc như sau:

Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, các bên khi có thỏa thuận về việc làm thử thì có thể ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

Tuy nhiên BLLĐ năm 2019 lại không đặt ra quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động.

Theo Điều 14 BLLĐ năm 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức: văn bản, lời nói, dữ liệu điện tử. Trong đó, với hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nhưng với trường hợp này người lao động sẽ không phải thử việc (căn cứ khoản 2 Điều 14 và khoản 3 Điều 24 BLLĐ năm 2019).

Chính vì vậy, nếu lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động, các bên sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Còn nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng.

Như vậy, khi thử việc, các bên không bắt buộc phải ký thành hợp đồng mà có thể thỏa thuận miệng về hợp đồng thử việc. Đồng nghĩa với đó, dù có thỏa thuận về thử việc nhưng không ký hợp đồng vẫn được coi là đúng luật.

Hình thức của hợp đồng thử việc được quy định như thế nào?

Hiện nay, tại Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về hình thức của hợp đồng thử việc. Bộ luật Lao động 2019 chỉ có quy định về hình thức của hợp đồng lao động.

Cụ thể, tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức của hợp đồng lao động cụ thể như sau:

  • Hình thức hợp đồng lao động
  • Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
  • Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Đối với hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nhưng với trường hợp này người lao động sẽ không phải thử việc

Trường hợp nếu các bên lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động, các bên sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Còn nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng.

Như vậy, khi thử việc, các bên không bắt buộc phải ký thành hợp đồng. Dù có thỏa thuận về thử việc nhưng không ký hợp đồng vẫn được coi là đúng luật.

Thỏa thuận miệng khi thử việc, người lao động gặp nhiều rủi ro

Như đã phân tích, thử việc không bắt buộc phải ký hợp đồng bằng văn bản mà các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận miệng với nhau. Tuy nhiên, nếu giao kết hợp đồng thử việc theo hình thức này, người lao động sẽ gặp phải nhiều rủi ro, đơn cử như:

– Dễ bị xâm phạm các quyền lợi chính đáng trong thời gian thử việc

Căn cứ BLLĐ năm 2019, trong thời gian thử việc người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Đảm bảo về thời gian thử việc: Không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp; không quá 60 ngày với công việc cần trình độ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 06 ngày làm việc với công việc khác (Điều 25 BLLĐ năm 2019).
  • Lương thử việc: Được trả ít nhất 85% tiền lương cho công việc làm thử (Điều 26 BLLĐ năm 2019).
  • Ngoài ra cũng được đảm bảo về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,…

Tuy nhiên nếu các bên chỉ thỏa thuận miệng về vấn đề thử việc, những quyền lợi trên của người lao động sẽ rất dễ bị vi phạm do không có căn cứ chứng minh thỏa thuận trước đó. Nhiều trường hợp, người sử dụng lao động chỉ trả 80% lương cho người lao động hoặc kéo dài thời gian thử việc so với quy định,…

– Người sử dụng lao động thường tùy ý cho nghỉ việc.

Theo khoản 2 Điều 27 BLLĐ năm 2019, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Như vậy, dù thử việc có ký hợp đồng hay không thì các bên cũng có quyền tự do hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

Tuy nhiên, với tâm lý không ký hợp đồng nên không có văn bản ràng buộc về pháp lý nên doanh nghiệp dễ dàng cho người lao động nghỉ việc theo ý muốn của mình.

– Không có căn cứ để giải quyết quyền lợi khi xảy ra tranh chấp

Đây là thiệt thòi lớn nhất đối với người lao động khi thử việc mà không có hợp đồng. Do không có giấy tờ ràng buộc về pháp lý nên nếu người lao động nghỉ việc khi đang trong quá trình làm thử thường bị doanh nghiệp từ chối thanh toán các khoản tiền lương và quyền lợi khác liên quan. Khi đó, người lao động sẽ gặp phải khó khăn khi chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Chính vì vậy, người lao động cần hết sức lưu ý, để đảm bảo quyền lợi cho mình, nên yêu cầu ký hợp đồng thử việc bằng văn bản để có cơ sở đòi hỏi các quyền lợi chính đáng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng nuôi con mới nhất . Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488