Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành

by Lê Quỳnh

Ly hôn sẽ xảy ra nếu trong quan hệ vợ chồng xuất hiện hành vi bạo lực gia đình; hoặc vợ/ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng/ vợ làm cho cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng;…. Quan hệ hôn nhân sẽ chính thức chấm dứt nếu quyết định ly hôn của Tòa án nhân dân có thẩm quyền có hiệu lực. Tuy vậy, trên thực tế trong một số trường hợp chủ thể đã nộp đơn ly hôn nhưng vì một lý do nào đó thay đổi quyết định và muốn rút đơn lại. Liệu rằng pháp luật Việt Nam có cho phép công dân làm như thế không? Việc rút đơn ly hôn đơn phương có giống với việc rút đơn ly hôn thông thường? Mời quý bạn đọc theo dõi nội dung bài viết thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành  của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân; là thuật ngữ chỉ về trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng có mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân và yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.

Ngoài ra, ly hôn đơn phương còn được gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên và được Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, việc ly hôn đơn phương sẽ được Tòa án chấp thuận nếu như đương sự chứng minh được việc chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người kia. Hoặc trong trường hợp vợ hoặc chồng của đương sự bị Tòa án tuyên bố mất tích và họ có yêu cầu muốn Tòa án giải quyết ly hôn.

Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành

Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành

Quyền nộp, rút đơn ly hôn đơn phương

Như đã phân tích về lý do dẫn đến ly hôn đơn phương ở trên, chủ thể có quyền nộp đơn ly hôn đơn phương sẽ thuộc về:

– Chủ thể bị vợ hoặc chồng bạo lực dân đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của họ (có bao gồm các căn cứ, bằng chứng để chứng minh).

– Chủ thể có vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích và có mong muốn Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. (Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Quyền rút đơn ly hôn đơn phương

Căn cứ vào khoản 4 điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và đương sự có quyền:

Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có toàn quyền rút đơn khởi kiện. Cụ thể đối với vụ án giải quyết ly hôn đơn phương thì nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn nếu việc rút đơn là tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối.

Thời gian có thể rút đơn ly hôn đơn phương

Đương sự có thể rút đơn ly hôn trong các trường hợp sau đây:

– Khi Tòa án chưa thụ lý vụ án. (theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

– Trước khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm (điểm c khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

– Tại phiên tòa sơ thẩm (Căn cứ theo quy định tại điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

– Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm (Theo khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành

Bước 1: Viết và nộp đơn xin rút đơn theo mẫu

Chủ thể muốn rút đơn ly hôn viết đơn yêu cầu rút đơn theo mẫu gửi lên Tòa án nhân dân mà vợ hoặc chồng đã nộp đơn để Tòa án trả lại đơn và hồ sơ.

Trong đơn cần phải trình bày rõ thông tin và tư cách của người làm đơn xin rút yêu cầu và trình bày về lý do xin rút đơn ly hôn.

Bước 2: Nhận lại tài liệu, chứng cứ

Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo khi có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện về việc ly hôn.

Khi đó, người khởi kiện sẽ được nhận lại tài liệu, chứng cứ đã cung cấp cho Tòa án.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488