Việc ly hôn là một quyết định khó khăn và đau lòng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, khi đã không thể tiếp tục cuộc sống cùng nhau, ly hôn là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, thủ tục ly hôn không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thủ tục ly hôn được chia làm hai dạng: ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về Nộp hồ sơ ly hôn ở đâu khi vợ chồng không cùng nơi cư trú?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Ly hôn là gì?
Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Pháp luật ly hôn thay đổi đáng kể trên toàn thế giới nhưng trong hầu hết các nước, nó đòi hỏi phải có phán xử của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo một thủ tục pháp lý nhất định. Thủ tục pháp lý cho việc ly dị cũng có thể liên quan đến các vấn đề hỗ trợ vợ chồng, nuôi con, hỗ trợ trẻ em, phân phối tài sản và phân chia các khoản nợ. Trong trường hợp một vợ một chồng là pháp luật, ly hôn cho phép mỗi bên có quyền kết hôn tiếp.
Đơn ly hôn mua ở đâu?
Hồ sơ ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân nơi cư trú của vợ chồng nếu vợ chồng thuận tình ly hôn hoặc Tòa án nơi cư trú của người kia nếu một người ly hôn đơn phương.
Hiện nay, căn cứ vào đơn yêu cầu ly hôn, đơn ly hôn được chia thành hai loại: Đơn ly hôn được sử dụng trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn và Đơn yêu cầu công nhận thuận tình. Ly hôn được sử dụng trong trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn và có thỏa thuận phân chia tài sản, nuôi con chung.
Nội dung yêu cầu trong hai loại đơn này được quy định cụ thể tại Điều 189 (đơn xin ly hôn) và Điều 362 (đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn) của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Như vậy, trong cả hai trường hợp, pháp luật đều cho phép đương sự lựa chọn hình thức đơn viết tay hoặc hình thức do Tòa án quy định, miễn là nội dung quy định của pháp luật. Do đó, trường hợp này bạn hoàn toàn có thể điền vào mẫu có sẵn và đảm bảo nội dung theo yêu cầu thì hồ sơ của bạn vẫn được chấp nhận mà không cần phải làm đơn viết tay.
Các tòa án hiện hành ban hành các mẫu đơn hôn nhân và gia đình có đóng dấu hoặc số của tòa án. Nếu bạn không biết cách nộp đơn có thể liên hệ với tòa án có thẩm quyền để mua và sử dụng.
Như vậy, đơn ly hôn có thể viết tay, đánh máy hoặc mua hồ sơ tại Tòa án.
Trường hợp không biết nơi cư trú của vợ/chồng thì nộp đơn ly hôn đơn phương tại đâu ?
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì có thể xác định Tòa án theo cách sau đây:
– Khi không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc;
– Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
– Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong đó, Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một người chỉ bị tuyên bố là mất tích nếu:
– Đã biệt tích 02 năm liền trở lên;
– Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết;
– Có yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
Do đó, vợ hoặc chồng khi muốn yêu cầu ly hôn đơn phương thì phải gửi đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng.
Sau khi nhận được quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án thì nguyên đơn có thể gửi yêu cầu ly hôn đến Tòa án nơi người bị mất tích cư trú, làm việc cuối cùng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nộp hồ sơ ly hôn ở đâu khi vợ chồng không cùng nơi cư trú? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM