Sau khi nghỉ việc tại công ty, nhiều người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ vẫn có thể tiến hành nộp hồ sơ để nhận các khoản hỗ trợ. Tuy nhiên trình tự thủ tục thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin liên quan về nội dung trên: Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty
Chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Thời gian 12 tháng ở đây được xác định theo quy định theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Trong vòng 06 tháng kể từ thời điểm sinh con, người lao động sẽ tự mình chuẩn bị các loại hồ sơ sau đây để hưởng chế độ thai sản:
- Sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm;
- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người hưởng chế độ (bản chính và bản sao có chứng thực).
Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định, người hưởng chế độ sẽ gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ.
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Nơi cư trú được xác định theo nơi người lao động có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3.
Đây là điểm khác biệt trong quy trình giải quyết hồ sơ thai sản của người lao động đã nghỉ việc so với người lao động vẫn thuộc quản lý của đơn vị sử dụng lao động. Thông thường, đối với người lao động còn quay lại nơi làm việc, hồ sơ sẽ phải thông quan đơn vị sử dụng lao động để họ lập thêm các mẫu giấy như: Mẫu 01B-HSB và danh sách mẫu D02-LT kèm với hồ sơ từ người lao động mới làm thành một bộ hồ sơ hợp lệ.
Còn đối với trường hợp này, hồ sơ thai sản đơn giản hơn rất nhiều do tự người lao động làm nên hồ sơ sẽ không cần có hai mẫu giấy từ phía bên doanh nghiệp. Và người lao động cũng không cần thông qua doanh nghiệp mà sẽ gửi trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền là bảo hiểm xã hội nơi đang cư trú hợp pháp.
Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ, thông báo và chi trả kết quả cho người lao động trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành trả kết quả và chi trả tiền chế độ thai sản cho người lao động theo mức hưởng đã nêu trên.
- Trường hợp hồ sơ không được giải quyết, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thông báo cho người lao động và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Về tiền giải quyết chế độ sẽ bao gồm hai khoản: tiền thai sản trong 06 tháng sinh và chế độ thai sản một lần.
Đối với chế độ thai sản, mức hưởng theo quy định Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được tính như sau:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản một tháng của người lao động bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ thai sản.
Đối với mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con, theo Điều 38 Luật này, mức trợ cấp một lần này cho mỗi con được quy định bằng 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm người lao động nữ sinh con.
Hiện nay trong năm, mức lương cơ sở hiện nay đang là 1.490.000 đồng, khi đó mức trợ cấp một lần khi sinh con đối với người lao động được tính cụ thể 2.980.000 đồng.
Mỗi người lao động khi đủ thời gian đóng đều sẽ được hưởng hai khoản tiền này. Người lao động có thể dựa vào thời gian được chốt trong sổ bảo hiểm để tự kiểm soát số tiền mình được hưởng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè
- Thời gian nghỉ thai sản công ty có phải trả lương không?
- Vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày?