Việt Nam được đánh giá là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Do đó, số lượng đất trồng lúa ở nước ta cũng rất lớn. Tuy nhiên, pháp luật quy định việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 62/2019/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 35/2015/NĐ-CP)
- Các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Hiểu như thế nào là đất trồng lúa?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về giải thích từ ngữ như sau:
“1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
- Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
- Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
- Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.”
Như vậy, đất trồng lúa được phân thành hai nhóm chính là nhóm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
Quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định mới nhất năm 2023
Việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa phải tuân thủ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 35/2013/NĐ-CP với một số các nội dung cụ thể như sau:
Tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất trồng lúa như sau:
“Điều 134. Đất trồng lúa
- Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
- Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.”
Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa
Khi sử dụng đất trồng lúa thì người sử dụng đất cũng cần phải thực hiện các trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP như sau:
Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
- Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
- Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;
- Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
- Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
- Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
- Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:
- Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định;
- Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quản lý, sử dụng đất trồng lúa để quý bạn đọc tham khảo. Như vậy, Nhà nước ta rất quan tâm tới việc sử dụng đất trồng lúa, một mặt hỗ trợ giúp người dân hiểu rõ và thực hiện tốt các trách nhiệm của mình, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế thế giới. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về pháp lý cần được tư vấn, giải đáp, vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên của chúng tôi nhé.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Khi nào nhà nước thu hồi đất lấn chiếm?
- Phân biệt cho thuê đất và cho thuê quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Sang tên Sổ đỏ cho đất mua trước 2008: Người dân cần lưu ý gì?