Ly hôn là việc kết thúc một quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận thông qua bản án hoặc quyết định của Tòa. Việc ly hôn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy mà điển hình là vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Để trả lời được vấn đề Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi li hôn được quy định như thế nào? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
- Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Quy định quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
Theo quy định pháp luật hiện nay, sau ly hôn cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong các trường hợp sau đây:
- Con chưa thành niên.
- Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Căn cứ khoản 2, điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 (LHNGĐ) quy định như sau:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, quyền nuôi con 4 tuổi khi ly hôn sẽ được giải quyết dựa trên nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của vợ chồng. Khi vợ chồng thống nhất được vấn đề con chung thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận này. Trường hợp xảy ra tranh chấp, quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn được giải quyết dựa trên phán quyết của Tòa án. Tòa án sẽ dựa trên lợi ích về mọi mặt của con để đưa ra quyết định.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của LHNGĐ. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Điều kiện giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
Vấn đề chứng minh về điều kiện nuôi con khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên để đưa ra phán quyết. Bên nào có điều kiện tốt hơn Tòa án sẽ ưu tiên giao con cho bên đó nuôi dưỡng. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con khi cha mẹ ly hôn. Điều kiện để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn bao gồm:
Thứ nhất, điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
- Điều kiện về chỗ ở: vợ/chồng cần đảm bảo chỗ ở ổn định khi ly hôn giành quyền nuôi con. Để con được phát triển tốt nhất trong quá trình sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí. Chỗ ở có thể là nhà riêng; nhà của bố mẹ hoặc nhà thuê dài hạn.
- Điều kiện về kinh tế: vợ/chồng phải đảm bảo điều kiện kinh tế trong quá trình nuôi dưỡng con. Bên nào có điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ chiếm ưu thế khi giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn. Bởi lẽ, khi kinh tế ổn định, cha/mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con. Giúp con được phát triển trong môi trường tốt nhất, đầy đủ nhất về mọi mặt.
Thứ hai, điều kiện về tinh thần để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
- Điều kiện về thời gian: Ở độ tuổi này, người con cần nhiều sự quan tâm, chăm sóc từ cha, mẹ. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo được thời gian để gần gũi, chăm sóc con.
- Điều kiện về sức khỏe của vợ/chồng phải đảm bảo để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
- Tư cách đạo đức, lối sống: Nhân cách con người trước tiên được hình thành từ nền tảng giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Cha, mẹ là tấm gương để con hình thành và hoàn thiện nhân cách. Do đó, cha mẹ cần phải có tư cách đạo đức tốt, lối sống lành mạnh để giáo dục con nuôi.
Thứ ba, chứng minh đối phương không đủ điều kiện để nuôi con
Để tăng thêm lợi thế khi tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi, bạn có thể thu thập chứng cứ chứng minh đối phương không đủ các điều kiện nêu trên để Tòa án xem xét. Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này bao gồm:
– Đối phương không đủ điều kiện về vật chất: Bạn cần phải chứng minh vợ không đủ điều kiện về chỗ ở, công việc, thu nhập để nuôi con. Những điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con nếu được Tòa giao quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn.
– Trong thời gian đang chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu…Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.
– Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương. Ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình, không quan tâm chăm sóc gia đình… Qua đó, khẳng định đối phương là một tấm gương không tốt với con. Nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…
Bên cạnh đó, bạn cần phải cung cấp chứng cứ chứng minh cụ thể, rõ ràng, đủ sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó xem xét, quyết định giao quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn cho bạn.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Giành quyền nuôi cả hai con khi li hôn có được không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: