Khi giải quyết các chế độ về ốm đau, thai sản,… thì các doanh nghiệp phải sử dụng mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Có nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ mẫu hoặc các điền mẫu khi giải quyết chế độ cho người lao động. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ chia sẻ về Mẫu 01B-HSB theo quyết định 166-QĐ-BHXH. Mời các bạn cùng theo dõi.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
- Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
- Quyết định 166/QĐ-BHXH.
Mẫu 01B-HSB: Danh sách hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Mục đích: Là căn cứ để giải quyết trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động trong đơn vị.
Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Danh sách này do đơn vị lập cho từng đợt đảm bảo thời hạn quy định tại Điều 102 Luật BHXH.
Góc trên, bên trái của danh sách phải ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia BHXH, số điện thoại liên hệ.
Phần đầu: Ghi rõ đợt trong tháng, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền (trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân).
Cơ sở để lập danh sách ở phần này là hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và bảng chấm công, bảng lương trích nộp BHXH của đơn vị.
Lưu ý: Đối với trường hợp giao dịch điện tử kèm hồ sơ giấy, khi lập danh sách này phải phân loại chế độ phát sinh theo trình tự ghi trong danh sách, những nội dung không phát sinh chế độ thì không cần hiển thị; đơn vị tập hợp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo trình tự ghi trong danh sách.
>> Tải về mẫu 01B-HSB theo quyết đinh 166/QĐ-BHXH file DOC >> Tải về máy
Hướng dẫn điền các thông tin trên mẫu 01B-HSB
Chi tiết cách điền thông tin Danh sách hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Cụ thể:
Phần đầu:
- Góc trên, bên trái của tờ ghi:
Đơn vị phải ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia BHXH, số điện thoại liên hệ.
- Phần đầu:
Ghi rõ đợt trong tháng, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền (trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân).
- Cơ sở để lập danh sách:
- Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
- Bảng chấm công, bảng lương trích nộp BHXH của đơn vị.
Phần 1: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ MỚI PHÁT SINH
Phần 1 này gồm danh sách người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ mới phát sinh trong đợt.
Cột A:
Ghi số thứ tự
Cột B:
Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định;
Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.
Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết. Nếu nghỉ việc dưới 01 tháng ghi tổng số ngày nghỉ, nếu nghỉ việc trên 01 tháng ghi số tháng nghỉ và số ngày lẻ nếu có.
Cột C:
Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
Cột D:
Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy):
- Đối với người hưởng chế độ ốm đau:
- Ghi đúng mã bệnh được ghi trong hồ sơ. Trường hợp trong hồ sơ không ghi mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.
- Trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con ốm thì ghi ngày, tháng, năm sinh của con.
- Đối với chế độ thai sản
Cột E:
- Đối với trường hợp hưởng chế độ ốm đau:
- Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung thì cần ghi rõ.
- Trường hợp người lao động làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì ghi: PCKV 0,7.
- Trường hợp con ốm: Ghi mã thẻ BHYT của con.
- Đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản:
- Trường hợp khám thai: Ghi rõ ngày nghỉ hàng tuần như trường hợp hưởng chế độ ốm đau.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh và mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh mà không tham gia BHXH bắt buộc: Ghi mã số BHXH của mẹ hoặc của con.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh từ 3 con trở lên, tính đến thời điểm giao đứa trẻ, đứa trẻ chết: Ghi số con được sinh.
- Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: ghi như trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con.
- Trường hợp chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Ghi rõ ngày nghỉ hàng tuần như trường hợp hưởng chế độ ốm đau và mã số BHXH.
- Trường hợp chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con, nhận con: Ghi số con được sinh, nhận; nếu vợ sinh, nhận một con thì không phải ghi số con và mặc nhiên được hiểu là vợ sinh, nhận 1 con. Đồng thời ghi mã số BHXH của người mẹ hoặc của con.
PHẦN 2: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH SỐ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
Cột A, B, 1, C: Ghi như hướng dẫn Phần 1.
Cột 2: Ghi Đợt/tháng/năm cơ quan BHXH đã xét duyệt được tính hưởng trợ cấp trước đây trên Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mà có tên người lao động được đề nghị điều chỉnh trong đợt này.
Cột 3: Ghi lý do đề nghị điều chỉnh
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về Mẫu 01B-HSB theo quyết định 166-QĐ-BHXH. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục bảo hiểm xã hội xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè
- Thời gian nghỉ thai sản công ty có phải trả lương không?
- Vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày?