Đăng ký bản quyền cho tác phẩm như thế nào?

by Trần Giang

Thủ tục đăng ký quyền tác giả giúp xác lập quyền sở hữu và quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả cho cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không nắm được quy định của pháp luật về thủ tục này. Vậy, đăng ký bản quyền cho tác phẩm như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Đăng ký bản quyền cho tác phẩm như thế nào?

Đăng ký bản quyền cho tác phẩm như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Nghị định số 17/2023/NĐ-CP;
  • Thông tư số 08/2023/TT-BVHTT.

Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả

Tác phẩm đăng ký phải có đủ các đặc tính như sau:

  • Tác phẩm cần phải có tính sáng tạo: Phải được sáng tạo trực tiếp bởi tác giả, không được sao chép các tác phẩm khác dưới bất cứ hình thức nào;
  • Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ như: Tác phẩm điện ảnh thể hiện dưới dạng các thước phim; tác phẩm bài hát thể hiện dưới các trang sáng tác,….

Chủ thể là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Dẫn chiếu Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu, tác giả có đầy đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm:

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu
  • Là cá nhân và tổ chức Việt Nam, nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác.
  • Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả.
  • Là cá nhân và tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Loại tác phẩm dự kiến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Các tác phẩm được đăng ký quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ. Bao gồm:

  • Tác phẩm báo chí, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu;
  • Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác;
  • Bản họa đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm tạo hình và ứng dụng mỹ thuật;
  • Chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu;
  • Tác phẩm văn học, khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc các ký tự khác;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh, kĩ thuật kiến trúc;
  • Nghệ thuật dân gian và tác phẩm văn học;
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Theo quy định của pháp luật hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm:

–  Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

–  Bản sao của tác phẩm muốn đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao của định hình tác phẩm (2 bản).

Riêng những tác phẩm như tượng, tranh, phù điêu, tác phẩm kích thước lớn hoặc cồng kềnh thì thay thế bản sao bằng ảnh chụp có không gian ba chiều.

–  Nếu người nộp là người được ủy quyền thì kèm theo giấy ủy quyền có chữ ký, con dấu của tác giả, chủ sở hữu.

–  Nếu đối tượng nộp đơn là người được thường kế hay được chuyển giao cần cung cấp giấy tờ để chứng minh.

–  Văn bản đồng ý, chấp thuận của các tác giả khác nếu tác phẩm là của đồng tác giả.

–  Văn bản chấp thuận của đồng chủ sở hữu nếu có các quyền liên quan, quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt.

Nơi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả có thể nộp trực tiếp hoặc gián tiếp có Cục bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

–   Phòng đăng ký bản quyền tác giả thuộc cục bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

–   Văn phòng tại Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

–   Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, An Hải Bắc, Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được quy định như sau:

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Dịch vụ đăng ký bản quyền cho tác phẩm tại Luật Đại nam

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ làm thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm cho các khách hàng có nhu cầu. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện Quý khách hàng thực hiện các công việc như sau:

  • Biên soạn hồ sơ đăng ký, cung cấp các biểu mẫu phù hợp và mới nhất.
  • Tư vấn giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết cho việc đăng ký bản quyền tác giả.
  • Tư vấn, phân loại đối tượng đăng ký bản quyền tác giả sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
  • Đại diện thay thế khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp lệ phí tại Cục bản quyền tác giả.
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ khi cần.
  • Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận nếu có.
  • Tiếp nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Đại Nam về Đăng ký bản quyền cho tác phẩm như thế nào? Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488