Bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông khi có tranh chấp

by Hồng Hà Nguyễn

Bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông khi xảy ra tranh chấp có nội dung như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông khi xảy ra tranh chấp

Bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông khi xảy ra tranh chấp

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Bộ Luật Hình sự 2015

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như sau:

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Như vậy, trường hợp tài xế gây tai nạn giao thông do lỗi của mình đã xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của người khác nên có căn cứ để xác định việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây tai nạn giao thông

Bồi thường do sức khỏe, tinh thần bị xâm phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, như sau:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường được tính như sau:

– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

– Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

– Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút.

Như vậy, người bị thiệt hại về sức khỏe, tinh thần do tai nạn giao thông cần cung cấp, chứng minh những hóa đơn chứng từ liên quan đến việc chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, thu nhập bị giảm sút của người chăm sóc để yêu cầu người gây tai nạn bồi thường.

Bồi thường do tài sản bị xâm phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, như sau:

+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Mức bồi thường được tính như sau:

+ Đối với tài sản bị hư hỏng, thiệt hại là chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng tài sản trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại.

+ Nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được thì xác định thiệt hại đối với tài sản bị hủy hoại, hư hỏng căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản bị mất, bị hủy hoại tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Như vậy, người gây ra tai nạn giao thông ngoài phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tinh thần đối với người bị tai nạn thì phải bồi thường, khắc phục hư hỏng về tài sản bị thiệt hại ví dụ như xe máy, ôtô, hàng quán bên đường…

Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Căn cứ theo Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, như sau:

Khung cơ bản: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Khung thứ hai: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Khung thứ ba: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Như vậy, người gây tai nạn giao thông ngoài việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự thì còn có thể chịu hình phạt tù nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Trình tự xử lý tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ?

4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488