Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật

by Hồng Hà Nguyễn

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật được quy định như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây.

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Thế nào là tác phẩm văn học, nghệ thuật?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

– Truyện, thơ, câu đố;

– Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

– Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

– Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023)về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm phái sinh

Các trường hợp nào được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần trả tiền nhuận bút?

Căn cứ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023)quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả như sau:

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;

b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;

c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;

2. Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

3. Việc sao chép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trường hợp bạn dùng những câu trích dẫn trong tác phẩm văn học vào trong bài viết của mình nhằm mục đích minh họa cho tác phẩm của mình nhưng không làm sai ý tác giả để bình luận, không nhằm mục đích thương mại, hoàn toàn là để học tập thì không cần phải xin phép tác giả, không cần trả tiền nhuận bút và tất nhiên sẽ không được xem là vi phạm bản quyền.

Các trường hợp nào được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút?

Theo Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023)quy định về giới hạn quyền tác giả như sau:

Giới hạn quyền tác giả

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

a) Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

b) Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.

2. Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển đối với quyền dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

5. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Trình tự xử lý tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ?

4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488